GD HN: GT kinh tế học phát triển

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: GD HN: GT kinh tế học phát triển thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM


ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Phân chia các nước theo trình độ phát triển
1. Sự hình thành thế giới thứ ba
Cho tới 1945, nhiều nước ở Tây Âu, nhất là Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ,…còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước ở Châu Á châu Phi, Mỹ La tinh giành được độc lập dân tộc, có những cố gắng trong phát triển kinh tế, với đường lối “độc lập tự chủ nhằm giảm bớt sức ép từ các nước phát triển vốn đã từng là “chính quốc” của họ.Các nước này được gọi là “thế giới thứ ba”. Cách gọi này nhằm phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển, phần lớn là các nước ở Tây Âu, “thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển, tập trung ở Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Để tránh rơi vào vòng ảnh hưởng của khối này hay khối kia, nhiều nước trong thế giới thứ ba đã liên kết lại với nhau dưới nhiều hình thức. Tháng 4-1955, tại Indonexia đã diễn ra Hội nghị Bandung, thành lập Phong trào ” Không liên kết”. Những người tham gia Hội nghị khẳng định quyết tâm xây dựng quan hệ quốc tế mới, ưu tiên giúp đỡ cho các quốc gia nghèo, xây dựng trật tự kinh tế bình đẳng.
Việt Nam là một trong số các nước sáng lập Phong trào Không liên kết. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tham gia Hội nghị Bandung. Phong trào này những nắm 1970 hoạt động rất sôi nổi, tạo những áp lực với các nước phát triển trong việc xây dựng trật tự mới của kinh tế Thế giới,…
2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển
Về mặt kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước “đang phát triển”. Khái niệm này xuất hiện vào những năm 1960, thời kỳ mà hầu hết các nước này đang đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, đang tìm cách bứt phá các ràng buộc để đi lên. Khái niệm này còn dùng để phân biệt với các quốc gia giàu có ở phía Bắc. Tuy vậy, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều nước đang phát triển đã tìm kiếm được con đường đưa đất nước vượt lên, tiến hành công nghiệp hóa, đi vào hàng ngũ các nước phát triển.
Xuất phát từ trình độ phát triển và những đặc trưng trong quá trình vận động, Ngân hàng Thế giới đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4 nhóm: các nước công nghiệp phát triển, các nước mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển, các nước xuất khẩu dầu mỏ.



Bảng 1: Phân loại các nước theo trình độ phát triển

Các chỉ tiêu, thông số để phân loại
Các nước công nghiệp phát triển DCs
Các nước mới công nghiệp hóa NICs
Các nước đang phát triển LDCs

1-Giai đoạn kinh tế




2-Thu nhập bình quân/người/năm







3-Về cơ cấu kinh
tế kỹ thuật











4-Về mặt thể chế
- Đã công nghiệp hóa, đi vào giai đoạn trưởng thành



- Trên 10.000USD








- Định hình và chuyển dịch nhanh theo các lợi thế.
- Kỹ thuật hiện đại.
- Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.
-Tỷ trọng xuất khẩu chiếm ưu thế trong GDP



- Các truyền thống, tập tục lạc hậu suy giảm nhanh.

- Hệ thống quản lý hoàn thiện theo sự tiến bộ của môi trường kinh tế
- Đã thiết lập mạng các quan hệ kinh tế-thể chế với bên ngoài, hoạt động có hiệu quả
- Đã công nghiệp hóa trongthời kỳ đặc biệt những nắm1960-1980, đang ở giai đầu của trưởng thành về kinh tế.

- Trên 6.000USD








- Định hình và chuyển dịch nhanh theo các lợi thế.
- Kỹ thuật hiện đại, có sự kết hợp thích dụng các loại hình kỹ thuật.


- Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp

- Các truyền thống, tập tục lạc hậu suy giảm nhanh.

- Đã và đang tìm cách nối kết các quan hệ kinh tế-thể chế với các nước phát triển và đang phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)