GD HN: Cẩm nang quản trị doanh nghiệp( T10- T12).

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: GD HN: Cẩm nang quản trị doanh nghiệp( T10- T12). thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:





CẨM NANG
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
( Tập 10- tập 17 ).


Tập 10
( Nguồn: http://vanhoadoc.net/xem/kinh-te/tong-hop-tai-lieu-sach-ve-kinh-te-quan-ly.html ).
MỤC LỤC
Hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn & hướng dẫn sử dụng
Giới thiệu về trách nhiệm xã hội và SA 8000
14 Bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
Ba cách quản lý kém hiệu quả
Bản hòa tấu thương hiệu
Bảo hiểm hàng hóa
Bí quyết đương đầu với rủi ro
Bửu bối 6Đ trong quản trị doanh nghiệp
Các định nghĩa liên quan đến thương hiệu
Các phương pháp định giá thương hiệu
Cha để của thuyết tương đối trong vai trò 1 nhãn hiệu
Chiến lược mua thương hiệu
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Nike: "Just do it !"
Đánh giá nhân viên - nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý
Để có người cùng nghĩ, cùng làm
Để thương hiệu có thể ‘sống khoẻ’
Để trở thành chủ doanh nghiệp-giai đoạn & thực tiễn
Để trở thành nhà quản lý giỏi
Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”
Định nghĩa thương hiệu
Doanh nhân trẻ, bạn cần gì?
Giải pháp `làm sáng` thương hiệu
Tổng quan hay hãy hiểu đúng đắn hơn về thương hiệu
Hãy nhớ ba điều sau về thương hiệu
Hình ảnh nhãn hiệu, tài sản vô hình
Học cách uỷ thác công việc hiệu quả
Kết hợp vấn đề tâm linh vào xây dựng thương hiệu
Khác biệt hay là chết
Khái niệm về CRM
Chiến lược quản lý quan hệ khách hàng


HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIÊU CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
 
1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, để giúp cho một tổ chức có thể hình thành chính sách và các mục đích có tính đến các yêu cầu của pháp luật và các thông tin về những tác động lớn đến môi trường. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các phương diện về môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát qua đó hy vọng là có những tác động. Tiêu chuẩn này bản thân nó không đưa ra các tiêu chí cụ thể về hoạt động môi trường.
Tiêu chuẩn quốc tế này có thể áp dụng trong mọi tổ chức mong muốn
Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường;
Đảm bảo tổ chức của mình phù hợp với chính sách môi trường đã tuyên bố;
Thể hiện sự phù hợp tới các bên
Chứng nhận/đăng ký hệ thống quản lý môi trường bởi một tổ chức bên ngoài
Tự xác định và tự tuyên bố sự phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này.
Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này là để tập hợp lại thành một hệ thống quản lý môi trường. Phạm vi áp dụng sẽ phụ thuộc vào các nhân tố như chính sách môi trường của tổ chức, bản chất các hoạt động và điều kiện hoạt động. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra, trong phụ lục A, hướng dẫn về việc sử dụng tiêu chuẩn.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu ra một cách rõ ràng.
Chú ý: Để dễ sử dụng, các điều khoản nhỏ của tiêu chuẩn này và phụ lục A đều có số liên hệ với nhau; ví dụ như, 4.3.3 và A3.3 về các mục đích và mục tiêu liên quan đến môi trường, và 4.5.4 và A5.4 về đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
2. Các định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc tế này sử dụng những định nghĩa sau
2.1 Cải tiến liên tục
Quá trình nâng cao hệ thống quản lý môi trường để đạt được những tiến bộ trong toàn bộ hoạt động môi trường như chính sách về môi trường của tổ chức đề ra.
Chú ý: Quá trình không cần thiết phải diễn ra ở tất cả các khu vực cùng một lúc.
2.2 Môi trường
Khu vực xung quanh hoạt động của tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người, và các tương tác.
Chú ý: Khu vực xung quanh trong trường hợp này mở rộng trong phạm vi một tổ chức đến hệ thống toàn cầu.
2.3 Các phương diện về môi trường
Các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có tương tác với môi trường của một tổ chức.
Chú ý: Phương diện nổi bật nhất về môi trường là phương diện môi trường mà có hoặc có thể có tác động đáng kể đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)