GD HN: Cẩm nang quản trị doanh nghiệp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: GD HN: Cẩm nang quản trị doanh nghiệp thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:





CẨM NANG
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Tập 16
( Nguồn: http://vanhoadoc.net/xem/kinh-te/tong-hop-tai-lieu-sach-ve-kinh-te-quan-ly.html
://www.mediafire.com/?).


MỤC LỤC
Quản lý chiến lược doanh nghiệp
Giới thiệu về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Quản lý và đổi mới công nghệ
Lựa chọn công nghệ cho doanh nghiệp
Quy chế họat động của doanh nghiệp
Vai trò, vị trí nhiệm vụ của cán bộ quản trị kinh doanh
Các học thuyết quản trị kinh doanh
Các quan điểm cơ bản về khách hàng
Thị trường trong điều kiện doanh nghiệp
Cạnh tranh
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Các quy luật quản trị kinh doanh QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
 I. Các khái niệm cơ bản
1. Kinh doanh: Là các hoạt động vì mục tiêu làm giàu của các chủ kinh doanh ở trên thị trường.
2. Quản trị kinh doanh: Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, các khách thể quản lý; sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để đạt tới mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ kinh doanh.
3. Các bước của quá trình quản trị kinh doanh

4. Định hướng kinh doanh: Là quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu và các phương pháp tốt nhất để thực hiện.
a. Vai trò của định hướng:
a1. Con người chỉ làm việc khi có thể "nhìn" thấy kết quả sẽ đạt được.
- Có thể nói: Cách tốt nhất để chinh phục tương lai là có những dự đoán chính xác và sáng suốt từ hôm nay (chiến lược, kế hoạch) rồi đem thực hiện nó coi như nó không thể không được thực hiện.
- K.Mác nói: Con ong làm cái tổ chuẩn xác đến mức con người khó có thể làm được, nhưng con ong làm việc đó là theo bản năng. Còn con người khi xây dựng một cái nhà ngoài đời thì trước tiên họ xây dựng nó ở trong óc.
- Thời gian có thể tạo ra tất cả, có thể xóa đi tất cả.
a2. Viễn cảnh là cái để lôi kéo, tổ chức con người hướng tới tương lai.
- Con người luôn hy vọng vào sự thay đổi trong tương lai.
- Con người cần biết mình phải đi đến đâu trong tương lai (các mục tiêu) và đi đến đó như thế nào (phương pháp đạt đến mục tiêu).
- Quản trị với một viễn cảnh tương lai rõ ràng (chiến lược) sẽ tạo ra động lực to lớn (niềm tin, sự quyết tâm, lòng can đảm). Mọi người trong doanh nghiệp sẽ tin tưởng khi được chỉ rõ cái gì sẽ phải xảy ra trong tương lai và không thể nào có thể làm khác được.
b. Nội dung của định hướng kinh doanh.
b1. Quan điểm: Là sức nhận biết, là tầm nhìn hướng tới sự phát triển trong tương lai, thông qua sứ mệnh (các nhiệm vụ to lớn mang tính lịch sử) mà chủ thể doanh nghiệp đặt ra để dồn mọi tâm lực thực hiện thành công.
b2. Các chiến lược doanh nghiệp.
b2.1. Mô hình: là sự mô tả đối tượng (phải nghiên cứu) qua các đặc trưng cơ bản của đối tượng nhờ vào kinh nghiệm và tri thức của con người.
b2.2. Kế hoạch: là mô hình tương lai của sự biến đổi của doanh nghiệp được viết thành văn bản, bao gồm những công việc dự định phải làm với các cách thức tiến hành, trình tự thực hiện, nguồn lực phải sử dụng và thời hạn nhất định để đạt đến các mục đích đặt ra của doanh nghiệp. Nó là công cụ quản lý của doanh nghiệp.
b2.3. Kế hoạch hóa: là quá trình xây dựng, kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra thực hiện và điều chỉnh (nếu có) được lặp đi lặp lại thường xuyên để điều hành, phát triển doanh nghiệp.
b2.4. Chiến lược.
 II. Tổng quan về chiến lược
1. Chiến lược doanh nghiệp: Là hệ thống các đường lối và biện pháp phát triển doanh nghiệp, các mục tiêu cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt được các mục tiêu dự định trong thời hạn của chiến lược.
2. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch
a. Cả hai đều mô tả tương lai cần đạt và cách thức để đạt tới của doanh nghiệp.
b. Chiến lược có thời hạn dài và mang tính định tính nhiều hơn so với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)