GD HN: BG quản lý học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: GD HN: BG quản lý học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

http://ks10e.hnsv.com/viewtopic.php?f=51&t=228

QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Lớp Đại Học Hành Chính
Hệ chính quy
Tổng số đơn vị học trình : 4 (60 tiết)

Ngöôøi trình baøy : Thaïc só Tröông Quang Vinh


QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương I : Cơ sở khoa học của quản lý
Chương II : Các lý thuyết quản lý
Chương III : Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý
Chương IV : Các chức năng quản lý
Chương V : Chức năng kế hoạch
Chương VI : Chức năng tổ chức
Nên theo I, IX, II, III, ĨV, X.
Chương VII : Chức năng hướng dẫn, điều khiển, lãnh đạo.
Chương VIII : Chức năng kiểm soát
Chương IX : Nhà quản lý trong tổ chức
Chương X : Quyết định quản lý
Chương XI : Thông tin trong quản lý
Tài liệu tham khảo.
Chương I :
Cơ sở khoa học của quản lý
Sự cần thiết khách quan của quản lý
Khái niệm về quản lý và các dạng quản lý
Cơ sở hình thành khoa học quản lý
Nên theo thứ tự II, I, III
Sự cần thiết khách quan của quản lý
Nguồn gốc của quản lý
Mục tiêu của quản lý
Vai trò của quản lý

Khái niệm về quản lý và các dạng quản lý
Các quan niệm về quản lý
Các yếu tố cấu thành quản lý
Các dạng quản lý

Cơ sở hình thành khoa học quản lý
Sự xuất hiện các tư tưởng quản lý
Một số tư tưởng quản lý tiêu biểu
Cơ sở khoa học quản lý
Sự cần thiết khách quan của quản lý
Nguồn gốc của quản lý
có nhiều việc mà một người đơn lẽ không làm được hoặc làm được nhưng kém hiệu quả, do đó, xuất hiện sự liên kết giữa con người lại với nhau để cùng thực hiện một mục đích, và từ đó dần hình thành tổ chức.
Nguồn gốc của quản lý

Tập quán sinh sống của con người là quần tụ theo cộng đồng để tồn tại và phát triển.

Trong cộng đồng nầy, có nhiều việc mà một người đơn lẽ không làm được hoặc làm được nhưng kém hiệu quả, do đó, xuất hiện sự liên kết giữa con người lại với nhau để cùng thực hiện một mục đích, và từ đó dần hình thành tổ chức.
Dù ở trình độ hợp tác nào thì hiệp tác phân công lao động cũng không phải là hoạt động của mỗi người mà là của cả tổ chức : vì cần đến yếu tố điều hành, phối hợp các bộ phận có trong tổ chức . Yếu tố đó là quản lý
Từ những ngày đầu tồn tại, con người đã biết tìm kiếm các nguồn vật chất sẵn có trong tự nhiên, hay tự tạo ra để đảm bảo sự sinh tồn.

Nhu cầu đảm bảo cho sự sống hàng ngày không ngừng được tăng lên cả về lượng và về chất, trong khi của cải có sẳn trong thiên nhiên là hữu hạn và có tính thời vụ.
Thực tế khách quan nầy buộc con người phải tự tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội thay thế những sản phẩm có sẳn trong tự nhiên.
Dù nhiều hay ít, sản phẩm làm ra vẫn chứa đựng những tài nguyên thiên nhiên mà con người phải tập trung khai thác, chế biến, sử dụng chúng bằng những thành quả của nền văn minh;
Bên cạnh đó, con người còn phải đấu tranh với các lực lượng đối lập trong xã hội và tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Để đạt mục tiêu mưu sinh đó, con người không thể sống riêng rẽ mà phải tham gia vào quá trình hiệp tác, phân công lao động để vừa tạo ra sức mạnh cộng đồng, vừa phát huy ưu thế của mỗi người, mỗi nhóm.
Hiệp tác và phân công lao động tiến dần từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Dù ở trình độ hợp tác nào thì hiệp tác phân công lao động cũng không phải là hoạt động của mỗi người mà là của cả tổ chức : vì cần đến yếu tố điều hành, phối hợp các bộ phận có trong tổ chức . Yếu tố đó là quản lý
Quản lý ra đời gắn liền với hoạt động chung của nhiều người trong xã hội như Các Mác đã đề cập đế�n trong thời đại công nghiệp cơ khí:
"Mọi người lao động trực tiếp trong xã hội hoặc lao động chung thực hiện trên quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý"
C.Mac-Angghen Toàn Tập-Tập 23 trang 34.NXB Sự Thật-HN 1963.
Theo như nghiên cứu của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mac-Lenin thì ngay trong cộng đồng xã hội Thị tộc, xã hội Nguyên thủy đã hình thành các tổ chức tự quản, đó là Hội Đồng Thị Tộc và người đứng đầu là Tù Trưởng có vai trò thực hiện chức năng quản lý trong cộng đồng nầy.
Khi chế độ tư hữu ra đời, cũng là lúc xuất hiện các tầng lớp giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. Để duy trì địa vị, giai cấp thống trị đã thiết lập nên bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng quản lý toàn xã hội.

Cùng với sự phát triển của hiệp tác và phân công lao động từ thấp đến cao, xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng gắn liền với các tổ chức kinh tế-chính trị xã hội.
Trong mỗi tổ chức đó, hoạt động quản lý nhằm kết hợp mọi nổ lực chung của mỗi người trong tổ chức và sử dụng tốt các nguồn lực vật chất có được để đạt mục tiêu chung và mục tiêu riêng của từng thành viên trong tổ chức.
Trong mỗi tổ chức đó, hoạt động quản lý nhằm kết hợp mọi nổ lực chung của mỗi người trong tổ chức và sử dụng tốt các nguồn lực vật chất có được để đạt mục tiêu chung và mục tiêu riêng của từng thành viên trong tổ chức.
Như vậy, nguồn gốc của quản lý là sự cần thiết kết hợp và phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong xã hội, giữa con người với tự nhiên để mang lại lợi ích mong muốn cho toàn xã hội.
Mục đích của quản lý
Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ lực của tập thể để thực hiện một mục tiêu chung.
Quản lý diễn ra với mọi quy mô, mọi cấp độ của tổ chức từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, đặc biệt là phối hợp trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Để duy trì và bảo vệ đời sống dân cư, con người phải dựa vào sức mạnh cộng đồng trên các phạm vi.
Trong thực tế, để tái lập và bảo vệ môi trường sống thì mỗi quốc gia hay khu vực không thể tự giải quyết được mà phải có sự nỗ lực của tất cả các quốc gia. Hoặc để bảo vệ lợi ích của một quốc gia, một chủ đầu tư thì cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều thành viên ở các quốc gia khác trên toàn cầu như các công ty đa quốc gia, các tổ chức kinh tế khu vực.
Còn để tạo ra những bộ phận hay sản phẩm giản đơn thì chỉ cần sự đồng tâm, nhất trí của một nhóm cá nhân với những thiết bị nhất định.
Song, dù tổ chức ở quy mô lớn hay nhỏ thì mọi hoạt động của thực thể (tổ chức) cũng bao gồm hai bộ phận có đặc tính khác nhau rõ rệt là người điều hành (chủ thể quản lý) và người thực hiện (đối tượng quản lý). Hai bộ phận nầy tồn tại độc lập trong một thể thống nhất cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Như vậy, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến trong mọi lĩnh vực, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi cấp độ và liên quan đến nhiều thành phần, đối tượng trong xã hội.
Trong số các hoạt động đó thì quản ý kinh tế xã hội diễn ra thường xuyên, liên tục, ngày càng phong phú đa dạng, nó liên quan đến mọi tầng lớp trong xã hội trong các mối liên hệ vĩ mô; liên quan đến phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc v.v.
tính phức tạp của quản lý kinh tế- xã hội thể hiện ở cả những quan hệ chính thức- cơ bản được điều chỉnh bởi pháp luật- và cả những quan hệ phi chính thức phải điều chỉnh bằng những phạm trù đạo đức, phong tục, tập quán.
Vì vậy, phải biết kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc quản lý hành chính, kinh tế và giáo dục thuyết phục mới đạt được mục tiêu dự kiến
Quản lý nhằm các mục tiêu sau:
(1)Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chung. Mục tiêu quản lý trong trường hợp nầy không giống như việc thực hiện mục tiêu của mỗi cá nhân đơn lẻ, mà là sự tập hợp lợi ích của mỗi cá nhân thành lợi ích chung của tổ chức.
Đã hợp thành tổ chức thì các cá nhân không thể vận động tự do mà phải theo tôn chỉ, mục đích chung. Muốn vậy, các thành viên trong tổ chức cần phải phối hợp với nhau theo những nguyên tắc thống nhất trên cơ sở yêu cầu định hướng của chủ thể quản lý.
(2)Kết hợp hài hoà lợi ích từng cá nhân và của tập thể trên cơ sở phát huy nổ lực cá nhân, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọng mục tiêu cá nhân, gắn mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức.
Tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi lợi ích của tổ chức bao hàm được lợi ích của mỗi thành viên tham gia. Mỗi khi thúc đẩy cá nhân hoạt động vì lợi ích của bản thân họ thì cũng chính là tăng cường, củng cố tổ chức và ngược lại.
Từ nguyên lý đó, mục tiêu đặt ra cho quản lý là phải điều phối được lợi ích của cả bên trong và bên ngoài tổ chức, để có thể duy trì sự tồn tại bền vững của tổ chức . Tổ chức lớn mạnh lại tạo ra môi trường trực tiếp cho hoạt động của mỗi cá nhân và thiết chặt mối quan hệ giữa tổ chức với môi trường bằng vị thế thực tế của mỗi tổ chức.
(3)Tạo nên sự ổn định và thích ứng cao của tổ chức trong môi trường luôn biến động. Mục tiêu quản lý là làm cho tổ chức duy trì ổn định để thỏa mãn lợi ích chung và riêng, song đó không phải là tất cả mà mục tiêu của quản lý còn làm cho tổ chức liên tục phát triển theo tiến trình phát triển chung của thời đại.
Muốn vậy, quản lý phải làm cho tổ chức năng động, thích ứng với môi trường hoạt động trong từng giai đoạn về cả nội dung và hình thức.
Vai trò của quản lý
Từ mục tiêu của quản lý là duy trì sự tồn tại và phát triển tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích chung của tổ chức, cho thấy quản lý có những vai trò to lớn sau:
- Tạo nên sự thống nhất ý chí giữa các cá nhân, giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống tổ chức. Chỉ có thể tạo nên sự thống nhất trong mối quan hệ đa dạng phức tạp thì quản lý mới có kết quả và hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng ý chí cần thống nhất là ý chí mang tính quy luật và phù hợp với nguyện vọng của đa số thành viên trong tổ chức.
-Xây dựng định hướng ngắn hạn và dài hạn phát triển tổ chức , nhằm hướng sự nổ lực của các cá nhân trong tổ chức vào mục tiêu chung.
Định hướng là vừa đề ra mục tiêu và giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu, vừa tạo nên sự thống nhất ý chí hành động của hệ thống trong việc xác định và thực hiện mục tiêu.
- Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tổ chức theo định hướng. Động lực cho tổ chức bao gồm cả nội lực và ngoại lực được kết hợp một cách hợp lý, làm cho tổ chức chủ động tham gia có hiệu quả với môi trường xung quanh và khu vực làm cho tổ chức hoạt động với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn để theo kịp sự vận động của xã hội, đồng thời cũng giữ chi cân bằng các yếu tố đầu vào, đấu ra, giữ cho tổ chức hoạt động ổn định với nhịp độ ngày càng cao.
- Phối hợp, điều hoà các hoạt động của cá nhân, của các bộ phận trong tổ chức để vừa phát huy được thế mạnh của chúng, vừa ngăn ngừa, loại bỏ được những bất định sinh ra trong quá trình hoạt động để đạt mục tiêu đề ra của tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của tổ chức và mỗi cá nhân trong từng thời kỳ.
Môi trường hoạt động của tổ chức được hình thành bởi kết quả vận động của các quy luật kinh tế- xã hội và môi trường nên nó thường xuyên vận động theo hướng ngày càng đa dạng phong phú và phức tạp. Nếu hoạt động của tổ chức không tuân theo môi trường thì sẽ bị các quy luật ngáng trở và đào thải, nhất là các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế.
Muốn cho tổ chức hoà nhập với môi trường thì quản lý phải vận dụng nguyên tắc hoạt động của các quy luật tồn tại trong môi trường vào điều kiện cụ thể của tổ chức, từ đó hình thành cơ chế quản lý điều hành tạo môi trường hoạt động riêng của tổ chức. Làm như vậy chính là tạo ra môi trường thích hợp cho hoạt động tổ chức.
Vai trò quản lý trong một tổ chức là rất quan trọng vì tổ chức cần quản lý để:
Xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bộ phận, cá nhân trong tổ chức, làm cho mỗi cá thể nhận thức một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng công việc được phân công.
Bố trí nhân sự và công cụ lao động phù hợp nhất với trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi người, để họ có thể phát huy được tài năng trên cơ sở chuyên môn hóa nhằm hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho nhân sự của tổ chức có điều kiện phát triển cả về thể lực và trí lực.
Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong tổ chức để đạt mục tiêu chung là tạo ra những sản phẩm cho tiêu dùng xã hội. Kết quả chung của tổ chức được thực hiện bởi các bộ phận cấu thành tổ chức theo một hệ thống liên hoàn và thứ bậc chặt chẽ.
Bởi vậy cần thiết phải điều hành các bộ phận vừa hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa trợ giúp. Thúc đẩy các bộ phận khác cùng thực hiện mục tiêu chung.
Củng cố địa vị của tổ chức trong môi trường bằng cách duy trì tốt sự tồn tại của tổ chức thông qua kết quả hoạt động của tổ chức đóng góp cho xã hội.
Địa vị của tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố được tạo lập từ quản lý như quy mô của tổ chức, số lượng và chất lượng hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng được thừa nhận và khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Mức độ tốt- xấu của kết quả hoạt động trên đây sẽ khẳng định địa vị của tổ chức với môi trường hay còn gọi là uy tín của tổ chức. Đây là giá trị vô hình của tổ chức do quản lý tạo nên.
Có thể khẳng định rằng, mọi quá trình hoạt động không thể thiếu được quản lý, đúng như Harold Koontz khẳng định :
"việc quản lý là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức, cũng như ở mọi cấp độ của tổ chức trong một cơ sở".
(Những vấn đề cốt yếu của quản lý- trang 21- NXB KHKT- HN 1994)
Đối tượng lao động
Tư liệu lao động
Sức lao động
Quá trình
Sản xuất
Sản phẩm
Số lượng
Chất lượng
Giá thành
Lợi nhuận
.....
Đầu vào
Đầu ra
Nhiệm vụ của quản lý là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động để giảm chi phí đầu vào và nâng cao kết quả sản xuất ở đầu ra thể hiện ở : số lượng nhiều, chất lượng sản phẩm cao,giá thành sản phẩm hạ.
Nói một cách khác, sở dĩ cần có quản lý là cốt để đạt kết quả tối đa về chất cũng như về lượng, hay đối với một công việc nào đó thì cũng phải đạt kết quả với chi phí tối thiểu.
Nguyên vật liệu chính, phụ
Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
VÍ DỤ :
NHẬT BẢN là nước hẹp, người đông, tài nguyên ít ỏi. Sau thế chiến thứ II đã trở thành một nước phát triển.
1950 : GDP :20 tỉ USD ( bằng 6o% của Đức, � của Pháp, 1/7 của Mỹ.
1966 : GDP vượt Pháp.
1967 : GDP vượt Anh.
1968 : GDP vượt Đức và chỉ sau Mỹ
1963 : thu nhập 25.000 USD/người

HÀN QUỐC
1962 : GDP : 2,3 tỉ USD
1985 : GDP : 83,1 tỉ USD
1963 : thu nhập > 8ooo USD/người
NLQL
Tài nguyên
Vốn
Kỹ thuật - Công nghệ
Lao động
Năng lực quản lý hiện nay được xếp hàng đầu trong hệ thống 5 yếu tố tạo sức mạnh kinh tế của một nước.
Các nhà kinh tế Pháp phân định trách nhiệm trước những tổn thất do chất lượng kém gây ra như sau:
50% thuộc về lãnh đạo
25% thuộc về giáo dục- đào tạo
25% thuộc về những người thừa hành

Khái niệm về quản lý và các dạng quản lý
Các quan niệm về quản lý
Các yếu tố cấu thành quản lý
Các dạng quản lý

Các quan niệm về quản lý

Có nhiều định nghĩa về "quản lý"
Quản : xem sóc, sửa trị
Quản lý = quản trị = sắp đặt, chăm nom công việc = administration (Hán Việt Tự Điển-Đào duy Anh-p.154)
Management : control or organization (of a business)
= quản trị, quản lý.
Administration : management of public or business = hành chính
Hành chính = administrer : thi hành những chính sách và pháp lệnh của chính phủ (Hán Việt Tự Điển-Đào duy Anh-p.346)
man·age·ment [mánnijmənt] noun
administration of business: the organizing and controlling of the affairs of a business or a particular sector of a business
ad·min·is·tra·tion [əd mìnnə stráysh’n] (plural ad·min·is·tra·tions) noun
1. management of business: the management of the affairs of a business or organization
2. management staff: the staff of a business or institution whose task is to manage its affairs
3. management of government: the management of public affairs or the affairs of a government
4. staff of government: a government’s staff whose task is to manage its affairs
6. government: a government, especially its executive branch
7. U.S. government agency: a United States government agency or board

Hành chính = administration is an action. It is the concrete day-by-day work to implement the guidelines of the manager. The work consits of drafting, printing, keeping document etc. This meaning is very small
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích thực của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lývà khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
(Giáo trình Khoa học quản lý trường ĐHKTQD trang 99)
Quyết
định
Kế
hoạch
Tổ chức
Lãnh đạo
Kiểm tra
Thông
tin
Con
người
Tiến trình quản lý 6 chức năng (7 yếu tố)
( James Donelly, Jr)
Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.

Quản lý là một tiến trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.
( James Donelly, Jr)
Con người thực hiện hoạt động quản lý rất xa xưa, nhưng khoa học quản lý với tư cách là một khoa học độc lập thì còn rất mới mẻ. Cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20, Laurence Lowell nhận xét : "quản lý là sự nghiệp xưa nhất và là nghề mới nhất".
Do quản lý gắn liền với quá trình kinh tế- xã hội nên trên thực tế đã nẩy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý
Mỗi học thuyết nghiên cứu một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội khác nhau, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, cho đến nay chưa có định nghĩa nào được chấp nhận là duy nhất đúng.
"biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẽ nhất."
Frederick Winslow Taylor (1856-1915)
quản lý là một tiến trình bao gồm các khâu lập kế hoạch-tổ chức-lãnh đạo và kiểm tra các nổ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước.
Henry Fayol

Mary Parker Follet
quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người, và hoạt động quản lý là một tiến trình mang tính chất quan hệ xã hội
Có tác giả cho rằng quản lý là hoạt độ�ng phối hợp các hoạt động chung của một đoàn thể hợp tác.
Cũng có tác giả cho rằng quản lý là điều khiển con người và sự vật đã định trước.
quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể quản lý lên các khách thể nhằm đạt mục tiêu định trước.
(giáo trình HVHC - p.18)
Các yếu tố cấu thành quản lý
Từ khái niệm về quản lý, có thể thấy được quản lý bao gồm các yếu tố sau :
Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra tác động quản lý trong mọi quá trình hoạt động.
Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay tổ chức.
Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo các nguyên tắc nhất định.
Khách thể quản lý là đối tượng tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
Khách thể quản lý có thể là các thực thể (cá nhân, tổ chức, sự vật, môi trường.) nhưng cũng có thể la �mối quan hệ giữa các thực thể trong quá trình vận động của chúng.
Mục tiêu quản lý là căn cứ để chủ thể quản lý phát ra các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Chủ thể và cả khách thể quản lý đều hướng đến mục tiêu quản lý vì đó là cái đích cần đạt được tại một thời điểm trong tương lai do chủ thể và khách thể quản lý thống nhất định trước.
Môi trường quản lý : bao gồm cả môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng, tác động đến quá trình quản lý cũng như mục tiêu quản lý.
Trong các môi trường khác nhau, chủ thể quản lý phải tìm kiếm sử dụng các công cụ quản lý, phương pháp quản lý khác nhau cho phù hợp.
Công cụ quản lý
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Phương pháp quảnlý
Môi trường quản lý
Trọng tâm của tiến trình nầy là sự cân bằng giữa kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài nguyên hạn chế.
10 yếu tố làm cho một nhà quản trị trở thành một kẻ chiến bại
Không có sự nhạy cảm đối với hành động của người khác, có thái độ khắc nghiệt, đe doạ, trịch thượng, gây thương tổn tâm lý đối với người khác.
Có thái độ lạnh nhạt, xa lánh và kiêu ngạo đối với mọi người.
Phản bội lòng tin của mọi người (bội ước, không thực hiện đúng những gì đã cam kết).
Có quá nhiều tham vọng, sử dụng các xảo thuật trong quan hệ với người khác.
Không đủ tri thức chuyên môn sâu trong quản lý.
Không biết ủy quyền và không có khả năng xây dựng một tập thể đồng lòng.
Không có khả năng quản lý nguồn nhân lực một cách hữu hiệu.
Không có tư duy chiến lược
Không có khả năng vận dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau.
Lệ thuộc quá nhiều vào người giúp việc hay cố vấn.
Các dạng quản lý
Quạn ly� gaĩn lieăn v��i qua� tr�nh vaôn �oông cụa th��c theơ neđn ca�c dáng �oâi t���ng th��c theơ kha�c nhau se� caăn �eân dáng quạn ly� kha�c nhau
Quạn ly� gi��i vođ sinh ( nh��ng ta�i sạn vaôt ho�a nh� ruoông �aât, haăm mo�, nha� x���ng.) la� dáng quạn ly� cho phe�p chụ theơ ta�c �oông trong baât ky� th��i gian, khođng gian na�o cu�ng co� theơ mang lái hieôu quạ.
Quạn ly� gi��i sinh vaôt (nh��ng th��c theơ soâng gaĩn lieăn v��i vaôt hoa� co� chu ky� sinh tr���ng rieđng nh� vaôt nuođi, cađy troăng.) la� dáng quạn ly� ma� chụ theơ phại ta�c �oông �eân �oâi t���ng quạn ly� d��a va�o chu tr�nh sinh tr���ng va� pha�t trieơn cụa no�.
Quản lý xã hội bao gồm các thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ.
Đây là dạng quản lý phức tạp nhất nhưng cũng là hoàn thiện nhất vì đối tượng quản lý là con người có lý trí và mối quan hệ nảy sinh liên tục.
Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả hữu hình lẫn vô hình.
Cơ sở hình thành khoa học quản lý
Sự xuất hiện các tư tưởng quản lý
Một số tư tưởng quản lý tiêu biểu
Sự xuất hiện các tư tưởng quản lý
Cũng như các khoa học khác, khoa học quản lý ra đời tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan.
Theo tiến trình phát triển của thời đại, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý không ngừng được hoàn thiện về cả quy mô và trình độ. Có được kết quả phát triển như ngày nay, khoa học quản lý đã trải qua những chặng đường lịch sử lâu dài với nhiều thử thách và tìm kiếm để hình thành nên một khoa học độc lập.
Buổi bình minh dẫn đến việc thai nghén cho ngành khoa học mới nầy là tư tưởng quản lý của những nhà khoa học tiền bối.
Tư tưởng quản lý xuất hiện từ rất sớm, các nhà khoa học tiền bối cho rằng hiệu quả của quá trình hiệp tác và phân công lao động không thể giải quyết bằng thần học, triết học hay sử học mà nó cần được lý giải bằng khoa học thiết kế và điều hành phối hợp cụ thể các quá trình hoạt động vì mục đích dân sinh .

Qua quá trình phát triển, tư tưởng quản lý biến đổi rất phức tạp nhưng chúng ta cần nghiên cứu nó để thấy được toàn bộ quá tình phát triển của khoa học quản lý và qua đó nắm bắt được yêu cầu thực tế khách quan về quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử.
Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tiếp thu một cách có chọn lọc tư tưởng của các trường phái khoa học để vận dụng có hiệu quả nhất vào quản lý các đối tượng thuộc lĩnh vực công tác của mình.
1-Tö töôûng quaûn lyù coå ñaïi
Thôøi Hy Laïp coå ñaïi : ñaõ bieát thöïc hieän quaûn lyù taäp trung vaø daân chuû, bieát ñeà cao traùch nhieäm vaø kieåm tra saûn xuaát, ñaùnh giaù, kieåm tra vaø traû löông khoaùn saûn phaåm do caùc nhaø trieát hoïc coå ñaïi ñeà xuaát nhö:
Xoâcrat (469-399 tröôùc coâng nguyeân) ñaõ ñöa ra khaùi nieäm veà tính toaøn naêng cuûa quaûn lyù. Nghóa laø ñeå quaûn lyù ñöôïc thì nhaø quaûn lyù phaûi uyeân thaâm veà nhieàu phöông dieän, keå caû tröïc tieáp thöïc thi coâng vieäc.
Một số tư tưởng quản lý tiêu biểu
Platon (427-347 BC) là học trò của Xôcrat, đại diện cho tầng lớp quý tộc Aten. Ông đã mô tả về thứ bậc quản lý của một nhà nước (Aten) lý tưởng dựa trên nền tảng của lao động làm thuê gồm các nhà triết học cai quản quốc gia, với những chiến binh bảo vệ nó(aten) và thợ thủ công là ở dịa vị thấp nhất.
Arixtôt ( 384-322 BC) được CacMac coi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Ông quan niệm rằng để quản lý được toàn xã hội thì nhà nước phải có quyền lực công (ngoài quyền lực tư )
Thời Trung Hoa cổ đại các nhà triết học đã có những đóng góp quan trọng vào tư tưởng quản lý vĩ mô theo cấp độ khác nhau : tu thân-tề gia-trị quốc-bình thiên hạ.
Quản Trọng nước Tề đã đưa ra chính sách pháp trị để làm cho phú quốc, binh cường:
Vua là người lập pháp trên cơ sở phép trời và tình người.
Luật phải được công bố công khai, cụ thể, không nên thay đổi nhiều, việc chấp hành luật phải nghiêm, phải chí công vô tư: vua tôi, sang hèn đều phải tuân theo pháp luật.
Chính sách điều hành đất nước phải dựa vào ý dân, làm cho dân giàu thì nước mới mạnh.
Dùng người phải dựa vào tài năng, không phân biệt nguồn gốc xuất thân; lễ, nghĩa, liêm, sĩ là 4 điều cốt yếu mà người trị quốc phải gìn giữ.
2-Tư tưởng quản lý tư sản
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII khi cuộc cách mạng công nghiệp ra đời với máy móc cơ khí để thay thế sức người thì cũng là lúc xã hội đã quan tâm đến hiệu quả hoạt động quản lý, trong đó quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế.
Các nhà tư tửơng quản lý tập trung vào tìm sự tối ưu hóa trong thao tác hoạt động sản xuất và mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất. Điển hình như Robert Owen, Charles Babbage, Federick Winslow Taylor, Henrry Fayol.
Robert Owen(1771-1858) là một trong những chủ xí nghiệp đầu tiên ở Scottland tiến hành tổ chức "một xã hội công nghiệp" có trật tự và kỷ luật; ông chú ý đến nhân tố con người trong tổ chức và cho rằng nếu chỉ quan tâm đầu tư thiết bị máy móc mà quên yếu tố con người thì xí nghiệp không thể thu được kết quả.
Charles Babbage(1792-1871) là người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận khoa học trong quản lý; ông rất quan tâm tới mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân và góp phần tích cực đưa hoạt động quản lý trở thành bộ môn khoa học độc lập.
3-Tư tưởng quản lý xã hội chủ nghĩa
Khác với tư tưởng quản lý tư bản chủ nghĩa, tư tưởng quản lý Mac-Lenin dựa trên sự hợp tác vàphân công lao động xã hội, vì thế khi tiến hành quản lý thì phải tiến hành quản lý đồng thời cả vĩ mô và vi mô.
Đây là tư tưởng quản lý một xã hội cộng đồng phát triển gắn kết sự nổ lực của mỗi cá nhân với toàn xã hội và ngược lại, không có sự mâu thuẫn giữa quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.
Cơ sở khoa học quản lý
Ta có thể thấy cơ sở khoa học của quản lý được xác định trên cả phương diện lý luận, thực tiễn và pháp luật.
Cơ sở lý luận :
Từ nguyên lý nhận thức thế giới khách quan mà các nhà triết học đề xướng các lý thuyết quản lý thế giới vật chất nhằm tạo dựng một trật tự thế giới mới.

Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan và vận động không ngừng. Trong quá trình vận động đó, các dạng vật chất sẽ tác động lẫn nhau và chuyển hóa cho nhau theo các quy luật vốn có của nó.
Nhưng kết quả vận động trên đây không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho con người vả lại nhu cầu con người lại không ngừng tăng lên. Từ thực tế đó, con người luôn có nguyện vọng cải tạo thế giới vật chất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình.
Do đó, những người tiên phong trong xã hội đã tìm cách xếp đặt lại các yếu tố vật chất theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng hoạt động có hiệu quả hơn.
Nguyên lý vận động nầy đã từng bước tạo nền móng vững chắc cho một khoa học mới ra đời và phát triển là khoa học quản lý.
Cơ sở thực tiễn
Quá trình phát triển của khoa học quản lý cũng cho ta thấy tính thực tiễn của nó.
Nền tảng lý luận của nó không phải sinh ra từ ý chí mà được đúc kết từ thực tiễn sinh động chinh phục thế giới khách quan của con người :
: khi con người cùng tham gia một hoạt động cụ thể nào đó thì cũng sinh ra nhu cầu hợp tác, phân công và phối hợp hoạt động.
Đây chính là hoạt dộng quản lý và là nền tảng thực tế của khoa học và cả nghệ thuật quản lý. Theo trình độ vận động của các yếu tố vật chất và xã hội mà khoa học quản lý ngày càng được củng cố và phát triển theo yêu cầu của đời sống kinh tế- xã hội.
cơ sở pháp lý:
Chính sự tồn tại và phát triển không ngừng của khoa học quản lý đã cho ta thấy tính pháp lý một cách rõ ràng.
Nếu không có thừa nhận chung của toàn xã hội thì làm sao quản lý được đông đảo các nhà lý luận và thực tiễn tham gia nghiên cứu ứng dụng. Sự thừa nhận tính độc lập của khoa học quản lý để vận dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, kể cả trong quản lý nhà nước đã khẳng định tính pháp lý của một môn khoa học.
Do được xã hội thưà nhận nên khoa học quản lý được truyền bá rộng rãi ở tất cả mọi quốc gia và khu vực, đồng thời được coi là môn học cơ sở hay chuyên ngành trong nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)