GD HN: 8 chuyên đề ôn thi giảng viên chính

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: GD HN: 8 chuyên đề ôn thi giảng viên chính thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

I. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện nền sản xuất xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp sang sử dụng lao động được đào tạo ngày càng nhiều hơn cho năng suất chất lượng và hiệu quả cao hơn dựa trên phương pháp sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ (KHCN) tiên tiến. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng cao. Có thể nói, thực chất và nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sáng tạo và ứng dụng tri thức do giáo dục - đào tạo (GDĐT) và KHCN tạo ra vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Với tư cách là những thành tố cơ bản của nền văn hoá, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ có một vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển đất nước. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, nội dung, qui luật vận động của giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết, nhằm phát huy vai trò là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của giáo dục - đào tạo và KHCN ở nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.
Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội. Trong thời đại chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kiểu cũ dựa vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính sang cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hoá và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hoá sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. “Kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” đang dần dần hình thành trên cơ sở phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển khoa học – công nghệ. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị và đào tạo công phu, bền bỉ, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục - đào tạo hiện nay được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ, đầu tư vào nhân tố con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)