GD địa phương Kon Tum

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: GD địa phương Kon Tum thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU SƠ
LƯỢC VỀ NỘI
DUNG ĐỊA LÝ
ĐỊA PHƯƠNG Ở
TIỂU HỌC
CÁCH THỨC TỔ
CHỨC
DẠY HỌC
CÁCH SỬ DỤNG
TÀI LIỆU GIÁO
VIÊN VÀ
HỌC SINH
PHƯƠNG PHÁP BÁO CÁO
TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU NỘI DUNG
TÀI LIỆU GV, HS
THẢO LUẬN CÁC
NỘI DUNG ĐÃ
NC THEO NHÓM
THỐNG NHẤT
CÁCH THỨC TC
DH Ở THCS; GIẢI
ĐÁP THẮC MẮC
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG ĐỊA LÝ
1. Nội dung địa lí địa phương ở trường Tiểu học (Lớp 4)
- Nội dung địa lý địa phương ở lớp 4 không được dạy tách rời theo từng bài, tiết học riêng biệt như ở bậc THCS và bậc THPT. Nhưng chúng được tích hợp vào trong một số bài học.
- Tích hợp các nội dung tự nhiên (địa hình, khí hậu); Dân cư và các hoạt động văn hóa và Một số hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum vào trong các bài Tây Nguyên; ôn tập về thiên nhiên, con người và các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên.
LÀM VIỆC THEO NHÓM, NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI CÁC NỘI DUNG ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý, lãnh thổ: Các địa phương tiếp giáp và diện tích lãnh thổ của tỉnh.
2. Một số nội dung địa lí địa phương ở trường Tiểu học
2.1.2. Địa hình, khí hậu:
2.1.2.1. Địa hình: Độ cao trung bình và các dạng địa hình.
2.1.2.2. Khí hậu: Chế độ nhiệt độ, ẩm, mưa trung bình trong năm và sự phân hóa của chúng.
2.2. Dân cư và các hoạt động văn hóa
2.2.1. Dân cư – dân tộc: Dân số ít, trẻ và có nhiều dân tộc sinh sống.
2.2.2. Các hoạt động văn hóa: là một vùng đất giàu về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các DTTS thể hiện như, văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông – nhà dài, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm,….
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG ĐỊA LÝ
Âm vang cồng chiêng chào mừng 100 năm thành lập tỉnh
Trang phục của người dân địa phương trong ngày lễ hội
Trang phục của đàn ông Xơ đăng
Trang phục của phụ nữ Giơ rai
Lễ hội truyền thống ở Kon Tum
2.3. Một số hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum
2.3.1. Hoạt động sản xuất nông
2.3.1.1. Hoạt động trồng trọt: Diện tích, sản lượng của các loại cây trồng, trong đó xác định các cây trồng chủ yếu và phân bố của chúng.
2.3.1.2. Chăn nuôi: Có nhiều đồng cỏ tự nhiên để phát triển chăn nuôi trâu, bò; ngoài ra còn phát triển nuôi lợn, gia cầm. Một số địa phương có ngành chăn nuôi phát triển.
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG ĐỊA LÝ
Chăn thả trâu, bò
Phòng dịch cho đàn lơn
2.3. Một số hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG ĐỊA LÝ
2.3.1.3.Khai thác sức nước: Xây dựng hệ thống các nhà máy thủy điện có công suất trung bình và nhỏ; cung cấp nước để phục vụ sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và nước sinh hoạt cho người dân.
Một góc của Nhà máy
Thủy điện Pleikrông
Nuôi cá trên hồ Măng Đen
Củng cố hệ thống thủy lợi xây dựng NTM ở Đăk Tô
2.3. Một số hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG ĐỊA LÝ
2.3.1.4. Khai thác rừng: Diện tích rừng lớn (rừng tự nhiên và rừng trồng), là một trong những thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch khai thác, sử dụng bền vững
Một góc rừng tại Kon Tum
Một góc của cơ sở chế biến gỗ
II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Làm việc theo nhóm, trao đổi các bài có thể dạy tích hợp và cách thức tổ chức dạy tích hợp.
1. Các bài có thể dạy tích hợp
Tây Nguyên (tìm hiểu về địa hình, khí hậu), Một số dân tộc ở Tây Nguyên (tìm hiểu các dân sinh sống ở tỉnh: phong tục, tập quán, lễ hội,… của họ), Hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên (tập trung vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện,…), Ôn tập (phần thiên nhiên, con người, các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên).
Các nội dung trên gắn liền với đời sống của học sinh ở địa phương.
2. Cách thức tổ chức dạy học
- Trong quá trình dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh phát huy các hiểu biết của bản thân, sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu,… liên quan đến nội dung bài học, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu bài học được nhanh, nhớ nội dung bài học lâu và kích thích hứng thú của học sinh. Giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ thực tiễn địa phương đến khái quát nội dung của bài học.
- Việc liên hệ các kiến thức địa lí địa phương giúp học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm địa lí, bổ sung và cụ thể hóa những kiến thức đã tiếp thu trên lớp, tạo hứng thú, lòng ham mê hiểu biết. Những bài giảng có nhiều tài liệu thực tế về địa phương sẽ sống động, dễ hiểu.
- Để gắn kiến thức địa lí địa phương vào bài giảng được tốt, giáo viên phải xuất phát từ những kiến thức cụ thể của SGK và nội dung khoa học của bài giảng, nếu không sẽ dẫn đến sự liên hệ một cách gượng ép, chủ quan, thiếu khoa học.
2. Cách thức tổ chức dạy học
Trong quá trình giảng dạy bài 5,6,7,8 (trang 82,84,87,90-SGK Lịch sử - Địa lí lớp 4), giáo viên cần lồng ghép các nội dung sau vào bài học:
- Vị trí địa lý Kon Tum ở khu vực nào của Tây Nguyên; các dạng địa hình chủ yếu của Kon Tum; khí hậu Kon Tum có mấy mùa, nêu đặc điểm của từng mùa.
- Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Kon Tum; các cây trồng vật nuôi, cây trồng, vật nuôi nào chủ yếu; kể tên các nhà thủy điện ở Kon Tum; sử dụng sức nước ở Kon Tum để làm gì; kể tên rừng và ích lợi của rừng ở Kon Tum,…
Ngoài ra, các nội dung địa lý ở trên có thể được tích hợp trong quá trình giảng dạy các bài: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng ở lớp 5 (SGK Lịch sử - Địa lí lớp 5).
III. CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Sử dụng trong tích hợp các nội dung bài học có liên quan đến địa lý địa phương;
Sử dụng trong việc khai thác kiến thức phục vụ cho nội dung bài học địa lý địa phương.
Quá trình sử dụng, giáo viên cần cập nhật số liệu liên quan đến nội dung của bài học (nếu có sự thay đổi)
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc quí thầy cô có thể trao đổi qua địa chỉ mail [email protected] hoặc điện thoại 0914 326 188.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng
Dung lượng: 4,05MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)