GD CD: Văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 143

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Văn hóa ẩm thực xứ Thanh thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

VĂN HÓA ẨM THỰC XỨ THANH

VÕ THÚC LOAN - NGUYỄN HỮU NGÔN







VĂN HÓA ẨM THỰC
XỨ THANH















NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA - 2009
LỜI GIỚI THIỆU

Văn hoá ẩm thực là một lĩnh vực rộng lớn, văn hoá ẩm thực của một vùng miền cụ thể lại là vấn đề vừa rộng lại vừa mới mẻ. Từ trước tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về văn hoá ẩm thực xứ Thanh. Tác giả Võ Thúc Loan và Nguyễn Hữu Ngôn sinh ra và trưởng thành ở Thanh Hoá, hạnh phúc được tắm gội trong mạch nguồn văn hoá lớn rộng của xứ Thanh, với tình yêu và sự hiểu biết khá tường tận về vùng miền và từng của ngon vật lạ từ dân dã đến hiện đại, đã có những dày công trong tìm hiểu nghiên cứu với mong muốn bước đầu ghi chép giới thiệu văn hoá ẩm thực của xứ Thanh và một số đặc sản nổi bật của quê hương.
Hầu hết các bài viết trong tập sách này đều đã được viết ra dưới góc nhìn văn hoá nên có được sự sinh động và hấp dẫn. Với cách nhìn và lối viết chân thực, cuốn sách hy vọng cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về văn hoá ẩm thực xứ Thanh cũng như đặc sản của miền quê địa linh nhân kiệt, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tài sản văn hoá của người xứ Thanh. Mong muốn của người viết và Nhà xuất bản cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành với những ai yêu thích mến mộ mảnh đất con người xứ Thanh, và khát vọng chinh phục khám phá, tìm hiểu xứ Thanh một vùng tươi đẹp, anh dũng, giàu tiềm năng du lịch. Cuốn sách hẳn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý phê bình của độc giả.
Nhà xuất bản Thanh Hoá trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ



MỘT VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC
VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC XỨ THANH

B
ác Hồ - vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, trong bức Di chúc gửi lại cho muôn đời sau Bác viết: “Tôi chỉ có ham muốn tột bậc là làm sao đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suy nghĩ của Bác vừa bình dị vừa lớn lao, suy nghĩ minh triết của bộ óc vĩ đại và trái tim nhân hậu thẳm sâu.
Bác nhấn mạnh mong muốn “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” để nói tới văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần cho con người vươn tới chân, thiện, mỹ.
Bác thể hiện quan điểm hết sức sâu sắc và toàn diện về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”
Xuất phát và tựa vững trên quan điểm của Bác Hồ về văn hoá ta nghiệm ra một điều: văn hoá trong ăn uống cũng là biểu hiện của văn minh nhân loại, của quốc gia của dân tộc. Miếng ăn, cái ăn không đơn thuần chỉ là duy trì sự sống, sự phát triển giống nòi, cao hơn thế còn là tiêu chí xếp bậc thang giá trị. Ẩm thực có nghĩa là uống và ăn. Văn hóa ẩm thực là văn hóa trong ăn uống. Văn hoá trong ăn uống được xem là thước đo sự văn minh tiến bộ của một tộc người, một quốc gia, thước đo sự lịch lãm hiểu biết tầng bậc văn hoá của cộng đồng hay cá thể người. Văn hóa ẩm thực không chỉ là ăn uống có văn hoá mà chính là nói đến phần thăng hoa, phần sáng tạo, sự tinh tuý của con người từ quan điểm triết lý nhân sinh đến cách nhìn nhận về miếng ăn, món ăn, cách ăn, không gian, thời gian thưởng thức và những ứng xử trong khi ăn.
Trước hết hãy nói về quan niệm của nhân dân ta về miếng ăn. Nhân dân Việt Nam quan niệm về miếng ăn thật rõ ràng, giản dị, gần gũi và sát thực: “ Dân dĩ thực vi thiên”(Dân lấy cái ăn làm đầu). Nhân dân ta đúc kết một cách luận lý và lô gíc “có thực mới vực được đạo”(có ăn mới giữ được đạo) - miếng ăn là miếng văn, đạo ăn là đạo sống. Quan điểm đó một lần nữa được nhấn mạnh “thực túc binh cường” (ăn uống có đầy đủ quân đội mới hùng mạnh). Quan điểm nhân sinh ấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)