GD CD: TT Hồ Chí Minh về XD một nền GD mở
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
83
Chia sẻ tài liệu: GD CD: TT Hồ Chí Minh về XD một nền GD mở thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG MỘT NỀN GIÁO DỤC MỞ
( : http://tientoidaihoidang.vn/read.asp?uid=17&news_id=231 ).
Vị trí, vai trò của giáo dục từng được Hồ Chí Minh khẳng định là quốc sách hàng đầu, được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các phát biểu, quan điểm, tư tưởng của Người, kể từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập cho đến lúc Người đi xa.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên dưới chính thế Việt Nam dân chủ cộng hòa, người gửi gắm niềm tin: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, đất nước Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em…” Mù chữ và sự dốt nát được Hồ Chủ tịch xem như là một thứ giặc, một quốc nạn: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm”. Trong bức thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ (tháng 5 năm 1946), Người viết: “…Chương trình của Chính phủ là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học hành. Vậy khẩu hiệu của chúng ta là: Tăng gia sản xuất, chống nạn mù chữ ”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và dù khó khăn, gian khổ đến mấy của cuộc kháng chiến chống thực dân, Hồ Chủ tịch vẫn luôn dành một sự quan tâm sâu sắc cho sự nghiệp giáo dục. Một ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập`” (ngày 3/9/1945), Người đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết; trong đó có nhiệm vụ mở chiến dịch chống nạn mù chữ, chống giặc dốt. Người coi giáo dục là quốc sách, là vấn đề trọng tâm thường xuyên cần phải chăm lo. Bởi suy cho cùng, niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà Đảng và Chính phủ có thể đem lại cho mọi người, chính là giúp họ tự giải phóng họ khỏi nghèo nàn, áp bức bằng con đường lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả, và chỉ có thông qua giáo dục. Vì vậy, không ai khác, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng xây dựng nền giáo dục mở và chỉ ra phương cách thực hiện chính sách mở trong giáo dục, thông qua con đường xã hội hóa giáo dục. Phát biểu tại Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6 tháng đầu năm 1956, ngày 16/7/1956, Người nói: “Những người biết chữ hãy dạy cho những người không biết chữ, người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít, mỗi xóm cử một người đi học, học mấy hôm về dạy mấy hôm, hết chữ rồi trở lại học, thầy vừa dạy vừa học”. Hay trong bài “Chống nạn thất học” (đăng trên báo Cứu Quốc, số 58, ngày 4/10/1945), Người hướng dẫn tỉ mỉ: “Các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình”. Và mục đích, động cơ của việc học là để hiểu biết, học để làm việc, làm giàu, tóm lại là để mỗi người hoàn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong một bài viết đăng trên báo Nhân dân (số 183, ngày 9 -11/5/1954), Người căn dặn:.“… Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” và: “…có đồng chí nói: Nông thôn bận việc nhiều, khó học tập. Chính vì công việc nhiều mà càng cần phải học tập để làm cho đảng viên và cốt cán tư tưởng thông, lập trường vững, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi dúng đường lối quần chúng. Học càng khá thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc trôi chảy…”. Trên báo Nhân dân số ra ngày 16/10/1968, về mục tiêu của giáo dục và đào tạo, Người cho rằng là để “đào tạo những con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân ta”. Người cũng chỉ rõ rằng, giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý “Lý luận gắn chặt với thực hành, học tập ở nhà trường gắn liền với xã hội với gia đình…”. Nói chuyện với lớp Nghiên cứu Chính trị khóa I, trường đại học Nhân dân (ngày 21/7/1956),
( : http://tientoidaihoidang.vn/read.asp?uid=17&news_id=231 ).
Vị trí, vai trò của giáo dục từng được Hồ Chí Minh khẳng định là quốc sách hàng đầu, được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các phát biểu, quan điểm, tư tưởng của Người, kể từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập cho đến lúc Người đi xa.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên dưới chính thế Việt Nam dân chủ cộng hòa, người gửi gắm niềm tin: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, đất nước Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em…” Mù chữ và sự dốt nát được Hồ Chủ tịch xem như là một thứ giặc, một quốc nạn: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm”. Trong bức thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ (tháng 5 năm 1946), Người viết: “…Chương trình của Chính phủ là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học hành. Vậy khẩu hiệu của chúng ta là: Tăng gia sản xuất, chống nạn mù chữ ”. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và dù khó khăn, gian khổ đến mấy của cuộc kháng chiến chống thực dân, Hồ Chủ tịch vẫn luôn dành một sự quan tâm sâu sắc cho sự nghiệp giáo dục. Một ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập`” (ngày 3/9/1945), Người đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết; trong đó có nhiệm vụ mở chiến dịch chống nạn mù chữ, chống giặc dốt. Người coi giáo dục là quốc sách, là vấn đề trọng tâm thường xuyên cần phải chăm lo. Bởi suy cho cùng, niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà Đảng và Chính phủ có thể đem lại cho mọi người, chính là giúp họ tự giải phóng họ khỏi nghèo nàn, áp bức bằng con đường lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả, và chỉ có thông qua giáo dục. Vì vậy, không ai khác, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng xây dựng nền giáo dục mở và chỉ ra phương cách thực hiện chính sách mở trong giáo dục, thông qua con đường xã hội hóa giáo dục. Phát biểu tại Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6 tháng đầu năm 1956, ngày 16/7/1956, Người nói: “Những người biết chữ hãy dạy cho những người không biết chữ, người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít, mỗi xóm cử một người đi học, học mấy hôm về dạy mấy hôm, hết chữ rồi trở lại học, thầy vừa dạy vừa học”. Hay trong bài “Chống nạn thất học” (đăng trên báo Cứu Quốc, số 58, ngày 4/10/1945), Người hướng dẫn tỉ mỉ: “Các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình”. Và mục đích, động cơ của việc học là để hiểu biết, học để làm việc, làm giàu, tóm lại là để mỗi người hoàn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trong một bài viết đăng trên báo Nhân dân (số 183, ngày 9 -11/5/1954), Người căn dặn:.“… Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” và: “…có đồng chí nói: Nông thôn bận việc nhiều, khó học tập. Chính vì công việc nhiều mà càng cần phải học tập để làm cho đảng viên và cốt cán tư tưởng thông, lập trường vững, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi dúng đường lối quần chúng. Học càng khá thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc trôi chảy…”. Trên báo Nhân dân số ra ngày 16/10/1968, về mục tiêu của giáo dục và đào tạo, Người cho rằng là để “đào tạo những con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân ta”. Người cũng chỉ rõ rằng, giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý “Lý luận gắn chặt với thực hành, học tập ở nhà trường gắn liền với xã hội với gia đình…”. Nói chuyện với lớp Nghiên cứu Chính trị khóa I, trường đại học Nhân dân (ngày 21/7/1956),
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)