GD CD: TT của Lê nin & Bác Hồ về công tác cán bộ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: GD CD: TT của Lê nin & Bác Hồ về công tác cán bộ thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Top of Form

Tư tưởng của V.I Lênin và Bác Hồ về công tác cán bộ

I- Tư tưởng của V.I Lê nin về công tác cán bộ

Kỷ niệm 142 năm Ngày sinh V.I. Lênin (22-4-1870 - 22-4-2012) : ( Nguon: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Can-bo/2012/4952/Tu-tuong-cua-VI-Lenin-ve-cong-tac-can-bo.aspx ).
7:47` 21/4/2012


Công tác cán bộ là một hoạt động quan trọng của đảng cộng sản, nhất là khi đảng đã giành được chính quyền, công tác cán bộ không chỉ lo cán bộ cho Đảng mà phải lo cho cả hệ thống chính trị. Mọi hoạt động từ tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ như thế nào để khơi dậy được khả năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ là công việc không dễ dàng. Đó là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ và công tác cán bộ được trình bày trong rất nhiều tác phẩm, những tư tưởng đó là cẩm nang có giá trị đối với Đảng Cộng sản (b) Nga và các Đảng Cộng sản ở các nước khác trong công tác xây dựng đảng.

1. Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ Muốn có đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, vấn đề lựa chọn cán bộ là một khâu rất quan trọng. Lựa chọn cán bộ có những phẩm chất gì, trong từng giai đoạn thì tiêu chuẩn nào được quan tâm hơn? lựa chọn cán bộ từ nguồn nào? cách lựa chọn? Trong quá trình chỉ đạo cách mạng, V.I.Lênin có nhiều bài đề cập các nội dung trên. Trong lựa chọn cán bộ, điều đầu tiên cần phải tìm những người có bản lĩnh, nếu không họ khó có thể vượt qua được những khó khăn trong các giai đoạn chuyển biến cách mạng. Chỉ với bản lĩnh kiên cường, tấm lòng sắt son với lý tưởng cộng sản, người cán bộ mới có thể tìm mọi cách để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Theo V.I.Lênin, việc tìm và tuyển dụng những cán bộ có bản lĩnh là yêu cầu rất quan trọng: “Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”[1]. Đồng thời với việc tuyển chọn được những cán bộ lãnh đạo có tài, phải tìm những người có khả năng làm công tác tổ chức, hình thành nên một cơ quan chuyên thiết kế tổ chức bộ máy và con người thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức đó. V.I.Lênin cũng chỉ rõ nguồn để tuyển chọn chính là những người trong quần chúng nhân dân “nhiệm vụ tổ chức của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức trong quần chúng nhân dân. Công tác to lớn, vĩ đại ấy ngày nay trở nên cấp thiết”[2]. V.I.Lênin đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của quần chúng nhân dân trong công tác cán bộ. Bởi vì phong trào cách mạng của quần chúng là nơi sản sinh ra nhiều cán bộ có đức, có tài. Điều quan trọng nữa là họ được đại dương quần chúng đánh giá, tín nhiệm, nên tuyển chọn họ sẽ yên tâm. V.I.Lênin chỉ rõ: “Những công nhân tiên tiến, được mọi phong trào công nhân đưa lên hàng đầu, thì chủ yếu đều từ trong các tầng lớp ấy mà ra; họ biết tranh thủ được lòng tin cậy hoàn toàn của quần chúng công nhân, họ toàn tâm, toàn ý chăm lo giáo dục và tổ chức giai cấp vô sản, họ tự giác đi theo chủ nghĩa xã hội;… Mọi phong trào công nhân có sức sống đều đào tạo ra được những lãnh tụ công nhân”[3]. V.I.Lênin nhận thấy những phẩm chất cách mạng tuyệt vời của nhiều cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân nên Người cho rằng cần tuyển chọn và đào tạo thật nhiều công nhân trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp, đưa họ vào các cơ quan của Đảng, của Xô-viết, thậm chí những cơ quan cực kỳ quan trọng như Ban Chấp hành, Bộ dân uỷ công nông… Tại Đại hội III của Đảng Công nhân Xã hội - dân chủ Nga, ngày 12-4-1905, V.I.Lênin nhấn mạnh “Đưa công nhân vào các ban chấp hành không chỉ là một nhiệm vụ giáo dục, mà còn là một nhiệm vụ chính trị: công nhân có bản năng giai cấp, và do ít thủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)