GD CD: Trần Văn Ơn & Ngày truyền thống HS. SV VN (9/1)

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Trần Văn Ơn & Ngày truyền thống HS. SV VN (9/1) thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1). (học sinh-sinh viên xuống đường biểu tình ngày 09/1/1950 (ảnh T.L)-
Nguồn ảnh: http://www.lhu.edu.vn/117/14174/ ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
( Nguồn: http://tuoitrexudua.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=118:tiu-s-anh-trn-vn-n&catid=58&Itemid=50 ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên. Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1). ( Ảnh đám tang Anh Trần Văn Ơn- nguồn ảnh: http://www.lhu.edu.vn/117/14174/ ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.
        Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :
        “ Ai chết vinh buồn chăng ?
          Ai sống nhục thẹn chăng ?”
        Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.
        Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.
(Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=995&Itemid=33 ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Anh hùng Trần Văn Ơn sinh năm 1931, dân tộc Kinh, tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Cha Ơn, ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Ơn đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948.
Năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn theo học năm thứ nhất bậc cao tiểu học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Vốn sẵn tư chất thông minh và nhạy cảm, cậu học sinh Trần Văn Ơn không những đứng đầu lớp liên tục trong nhiều niên học, được thầy yêu bạn mến, mà còn là trụ cột của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.
Khi cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hằng ngày trước mắt. Trong không khí sôi sục của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, những ngày độc lập ngắn ngủi diễn ra trên thành phố quê hương, rồi giặc Pháp mưu toan trở lại, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta bắt đầu với những chết chóc, tàn phá diễn ra khắp nơi. Đám bạn bè của Ơn, kẻ bị giặc bắt, đứa bỏ thành đi theo “các anh”, đứa mất tích ở phương trời nào…
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Tất cả những sự kiện ấy đã gợi lên trong đầu óc non trẻ của cậu học sinh Trần Văn Ơn bao điều suy nghĩ và dần dần phát hiện ra rằng, dưới ách thống trị của giặc, thành phố Sài Gòn không phải chỉ có cam chịu mà còn có sự vùng lên bất khuất của các tầng lớp nhân dân trong đó có học sinh sinh viên.
Năm học 1947 – 1948, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước tại trường và gia nhập Hội học sinh sinh viên Việt Nam – Nam bộ. Trần Văn Ơn đã vận động nhiều học sinh tham gia bãi khóa phản đối vua bù nhìn Bảo Đại đến trường, tổ chức mítting kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5. Anh đã tìm đọc sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa Mác, về Liên Xô và chuyền tay cho bạn bè cùng đọc, coi đó như một phần của công tác tuyên truyền. Anh được phân công đi học hè ở các trường tư thục để tìm quần chúng tốt, phát triển thêm mạng lưới cơ sở Hội học sinh Việt Nam.
Trong lúc Ơn chuẩn bị thi tú tài, thì ngày 23-11-1949 ở Sài Gòn nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh đòi “Trả tự do cho những học sinh bị bắt”, “Phản đối chính sách khủng bố học sinh trong học đường”. Phong trào như một đám cháy lớn đã nhanh chóng lan ra các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ và được học sinh, sinh viên Huế, Hà Nội hưởng ứng.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Sáng ngày 9-01-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đonà biểu tình với hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu đòi quyền lợi cho học sinh, phản đối độc lập giả hiệu. Vào lúc 13 giờ, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính lê dương bao vây khu vực học sinh biểu tình. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với lùi cui, che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thoát ra ngoài. Trước nguy cơ bị bắt, anh đã đạp đỗ hàng rào sắt hướng dẫn cho các bạn rút lui. Bọn lính nổ súng, Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh.    Bàn thờ Trần Văn Ơn được đặt ngay tại Trường Pétrus Ký nghi ngút khói hương vói dòng người viếng nối nhau liên tục. Hơn 300 vòng hoa của các đoàn thể công nhân, tri thức, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh choáng ngập cả một quãng lớn sân trường. Cái chết của anh đã gây nên một niềm xúc động lớn và một làn sóng phản đối mạnh mẻ trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp đồng bào đô thị.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Ngày 12-1-1950, đám tang Trần Văn Ơn được cử hành trọng thể. Một biển người đông gần nửa triệu đã kết chặt hàng ngũ tiễn đưa liệt sĩ trẻ tuổi về nơi an nghĩ cuối cùng. Đám tang Trần Văn Ơn đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn – Chợ Lớn, có giá trị làm thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần dân tộc. Điếu văn của đại biểu học sinh, sinh viên có đoạn: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”.
Với sự kiện lịch sử đó, Đại hội toàn quốc Liên Đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/01 hàng năm làm ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9/01 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
Ngày 23-3-2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.
( Nguồn: http://tuoitrexudua.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=118:tiu-s-anh-trn-vn-n&catid=58&Itemid=50 ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1). TượngTrầnVănƠn(nguồnảnh: http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=210&Itemid=56 ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, các tầng lớp nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền Cộng hòa còn non trẻ. Ngày 9/1/1950, Đoàn thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã tổ chức vận động trên 10.000 nhân dân, trong đó đông đảo nhất là học sinh, sinh viên xuống đường. Trần Văn Ơn, hội viên Hội học sinh – sinh viên Việt Nam, thành viên trong Ban lãnh đạo cuộc đấu tranh này, là một trong những người đi đầu đoàn biểu tình.
Đến 13 giờ, thực dân Pháp và tay sai bao vây và đàn áp dã man. Trần Văn Ơn cùng nhiều học sinh khác đã dũng cảm đương đầu với dùi cui, báng súng của kẻ thù để bảo vệ những học sinh nhỏ tuổi và nữ sinh thoát hiểm. Bọn giặc nổ súng vào đoàn biểu tình và Trần Văn Ơn bị trúng đạn hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9/1/1950 trong vòng tay bè bạn. Nhân dân Sài Gòn - Gia Định -Chợ Lớn đã tiến hành cử hành trọng thể lễ truy điệu Trần Văn Ơn với khí thế sục sôi cách mạng. Tháng 2/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam đã quyết định lấy ngày 9/1 là Ngày Học sinh - Sinh viên Việt Nam.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Liệt sỹ - AHLLVTND Trần Văn Ơn sinh ngày 14/4/1931 trong một gia đình nông dân ở ấp 4, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh là Trần Văn Nghĩa, mẹ là Huỳnh Thị Tửu. Lúc nhỏ, Trần Văn Ơn theo học ở quê nhà. Năm 1941 theo học trường Trung học Mỹ Tho. Năm 1943, học đứng đầu bảng được học bổng. Năm 1946, Trần Văn Ơn bị gián đoạn 1 năm học. Năm 1947, Trần Văn Ơn lên Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ở nhà người chị thứ tư là Trần Thị Bông theo học trường Pétrus Ký. Năm 1947, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, gia nhập Hội học sinh Việt Nam - Nam bộ. Lòng nhiệt thành của anh khiến hàng ngàn học sinh tham gia biểu tình chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai. Sự dũng cảm hy sinh của anh đã cứu thoát nhiều bạn học và anh đã anh dũng hy sinh để lại bao nỗi tiếc thương và tự hào cho các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Trần Văn Ơn trở thành biểu tượng đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Tháng 3/2000, Trần Văn Ơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1). Nơi sinh trưởng của Liệt sỹ - AHLLVTND Trần Văn Ơn
(Nguồn:http://vhttdlkv3.gov.vn/Ve-dep-phuong-Nam/Khu-luu-niem-Liet-sy-AHLLVTND-Tran-Van-On.2982.detail.aspx ).
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội sinh viên lần thứ 5 (ngày 22-23/11/1993 tại Hà Nội) đã quyết định đồng thời lấy ngày 09/01 là Ngày Truyền thống của Hội sinh viên Việt Nam. Tượng đài Trần Văn Ơn được đặt trang trọng tại hồ Trúc Giang, Tp.Bến Tre. Tượng đài bằng đồng, cao 3m. Ngoài ra còn có một tượng khác bằng bê tông giả đá đặt tại trường THPT Trần Văn Ơn (trường Châu Thành A cũ, thuộc huyện Châu Thành). Tên anh cũng được đặt cho tên đường, tên trường ở nhiều nơi trong cả nước.
Hàng năm, vào ngày 9/1, đoàn thanh niên các cấp thường làm lễ mittinh để tưởng nhớ đến người anh hùng đã hy sinh thân mình để làm rạng danh cho tuổi trẻ Việt Nam. Không có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật về Trần Văn Ơn, nhưng hình tượng Trần Văn Ơn mãi là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vốn dòng con Lạc cháu Hồng.
Khu lưu niệm Liệt sỹ - Anh hùng LLVT Trần Văn Ơn tọa lạc tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre trong khuôn viên đất của gia đình với tổng diện tích là 2.549m2. Cổng Khu lưu niệm được xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố, bên ngoài dán gạch bông, phía trên dán một phiến đá hoa cương có khắc nội dung bằng chữ nhũ vàng “Nơi sinh trưởng anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn”.
TRẦN VĂN ƠN & NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH,
SINH VIÊN VIỆT NAM( (9/1).
Trong Khu lưu niệm có Đền thờ Liệt sỹ - Anh hùng LLVT Trần Văn Ơn. Đền thờ được xây dựng với cột sắt, nền lót gạch ceramic, xung quanh dán đá xanh, mái lợp tôn giả ngói màu nâu sẫm, lan can bằng inox với diện tích là 13,56m2 Đất đang trồng cây ăn trái các loại: dừa, bưởi, cam,…Đền thờ được xây dựng trên một hố bom lớn theo kiểu nhà sàn, có đường dẫn vào đền thờ cũng được lát gạch ceramic. Trong đền thờ có tượng Trần Văn Ơn thời học sinh, tay phải đang cắp sách, tay trái đưa lên ngực bằng thạch cao, sơn màu vàng cao 1,45m. Phía ngoài có phòng Truyền thống của Trần Văn Ơn và gia đình do tập thể tuổi trẻ của Đài Phát thanh Truyền hình Bến Tre kính tặng cho đền thờ. Phòng truyền thống xây dựng bằng bê tông cốt thép; cột, lan can dán gạch, kèo bê tông, đòn tay gỗ, mái lợp tôn giả ngói, nền lát gạch ceramic, chung quanh trưng bày một số hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời của Trần Văn Ơn từ lúc mới sinh ra đến khi ngã xuống trước làn đạn của kẻ thù. Đây là công trình thanh niên do tập thể đoàn viên, đội viên, hội viên, thanh niên, học sinh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đóng góp xây dựng để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/2006) và chào mừng đại hội đoàn các cấp.
Hiện nay, Khu lưu niệm Liệt sỹ - AHLLVTND Trần Văn Ơn đang được Ban Quản lý Di tích Bến Tre lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh.
TrầnHoàngHuấn
[email protected]
(Nguồn:http://vhttdlkv3.gov.vn/Ve-dep-phuong-Nam/Khu-luu-niem-Liet-sy-AHLLVTND-Tran-Van-On.2982.detail.aspx ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)