GD CD: Tôn giáo- CCLLCTHC

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tôn giáo- CCLLCTHC thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Tôn giáo- CCLL
( Nguồn: http://caocapbp8.org/index.php?language=vi&nv=download&op=Slide-bai-giang/Kinh-Te-QD ).

Câu 1: phân tích những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chính sách tín ngưỡng tôn giáo.
BÀI LÀM
Hiện nay tôn giáo là vấn đề sôi động trên toàn cầu và của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu tôn giáo không chỉ được các giáo khoa học xã hội và nhân văn quan tâm, mà còn là sự thu hút của nhiều nhà trí thức khoa học tự nhiên chú ý. Tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo mà còn vì tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi; không chỉ nó có vai trò và tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn biểu hiện của sự bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá của từng cộng đồng dân tộc trước xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đang có xu hướng phát triển. Trong quá trình đổi mới, việc đổi mới nhận thức, đánh giá và ứng xử đối với tôn giáo cũng cần được đặt ra. Tuy vậy, sự đổi mới đó phải dựa trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh về vấn đề tôn giáo cùng với những đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam.
I.Khái niệm về tôn giáo
Khái niệm về tôn giáo: tôn giáo là một sản phẩm xã hội, mang tính xã hội. Nó phản ánh giữa cái trần tục, cái siêu nhiên và quan hệ của chúng. Đồng thời, phản ánh sự tác động của chúng đến một cộng đồng hay một nhóm xã hội có tổ chức. Tính xã hội được thể hiện từ thời kỳ thị tộc, bộ tộc đến tôn giáo dân tộc, và ngày nay tôn giáo có tính toàn cầu. Điều đó đã được các nhà khoa học về tôn giáo công nhận, nhưng sự khác nhau giữa các nhà khoa học vô thần và các nhà khoa học tôn giáo là ở chỗ nhấn mạnh tính quyết định phát triển của xã hội, là yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn phản ánh tồn tại xã hội. Kể từ khi ra đời cho đến nay,tôn giáo chưa có khi nào vắng bóng trong xã hội loài người, và lịch sử ngày càng chứng minh rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài.
I.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo:
Tôn giáo tồn tại từ xa xưa trong lich sử cá dân tộc. Ngày nay, tôn giáo vẫn đang giữ vai trò to lớn trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội. Nó chi phối đời sống tâm linh một bộ phận đông đảo quần chúng. Song, để hiểu rõ bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò xã hội của tôn giáo thì thật không đơn giản. Hiện nay, vấn đề tô giáo được nhiều nhà khoa học lí giải với nhiều cách khác nhau, do những quan điểm, phương pháp luận khác nhau. Vì vậy, để hiểu biết đúng tôn giáo, chúng ta cần phải đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để tìm hiểu nó.
1.Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo:
-Bản chất của tôn giáo:
+ Mác-Aêngghen coi tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạng, gắn liền với những lĩnh vực xã hội khác nhau của đời sống con người. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Nhưng là hình thái ý thức đặc biệt. Bản chât của nó phản ánh hình ảnh lệch lạc, huư ảo, hoang đường của thế giới khách quan vào đầu óc con người.
+ Mác-Ăngghen đồng ý quan điểm với Phoi-ơ-Bắc cho rằng: chính con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Mác cho rằng, không phải là con người trìu tượng mà chính là thế giới của những con người là nhà nước, là xã hội. Nhà nước, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo. Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc, sự ra đời và điều kiện tồn tại của tôn giáo cũng cần phải nghiên cứu từ hiện thực đời sống của con người và từ các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, tôn giáo là tình cảm tự thân của con người khi họ chưa làm chủ được bản thân nhưng hoọ lại đánh mất mình.
+ Mác-Ăngghen cũng cho rằng: tôn giáo chỉ xuất hiện và tồn tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)