GD CD: Tóm tắt quá trình hình thành & phát triển

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 132

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tóm tắt quá trình hình thành & phát triển thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cập nhật ngày: 25/08/2011 23:46:46
( Nguồn: http://thpt-nguyentrungtruc.edu.vn/bs/index.php?mod=tintuc&id=1314290806 ).
Để giúp quý thầy cô dạy môn GDCD lớp 12 có thêm tài liệu để tham khảo về pháp luật, về lịch sử lập pháp Việt Nam, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu dưới đây.

* Pháp luật là gì ?
- Khi xuất hiện, con người phải hợp thành cộng đồng để chung sống. Từ đó, phát sinh quan hệ giữa người với người.
- Cộng đồng người lúc đầu tập hợp với nhau theo huyết thống, gọi là Thị tộc. Đứng đầu Thị tộc là Hội đồng thị tộc gồm có Tù trưởng và Thủ lĩnh quân sự.
Nhiều Thị tộc trong cùng một khu vực tập hợp với nhau thành một cộng đồng lớn hơn, gọi là Bộ lạc. Đứng đầu Bộ lạc vẫn là chức danh Tù trưởng và Thủ lĩnh quân sự, nhưng lúc này có thêm một số thành viên khác chuyên trách những công việc nhất định trong Bộ lạc.
Đến cuối thời kỳ công xã thị tộc, các Bộ lạc lân cận nhau hợp lại thành Liên minh các Bộ lạc, mở rộng hơn là một cộng đồng người, cư trú trên một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều Bộ lạc liên kết với nhau, gọi là Bộ tộc. Ở thời kỳ này, bộ máy cai trị đã có sự phân chia ra nhiều bộ phận chuyên trách những lĩnh vực nhất định, trong cộng đồng đã có sự phân chia giai cấp và bộ máy cai trị cũng bắt đầu tách dần ra khỏi cộng đồng, trở thành một bộ phận riêng biệt có nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động của cộng đồng, làm dịu bớt những xung đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng trật tự. Bộ máy đó gọi là Nhà nước.
- Để quản lý được cộng đồng người rộng lớn và để cho hoạt động trong cộng đồng có trật tự, nề nếp, Nhà nước chọn lọc, tiếp nhận những quy tắc xử sự đã có từ trước trong các Bộ lạc, đồng thời quy định thêm những quy tắc mới phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, bắt buộc tất cả các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo, không được làm trái, đó là Pháp luật.
Như vậy, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội.
- Pháp luật được hình thành qua hai giai đoạn : Pháp luật tục lệ và pháp luật thành văn.
+ Pháp luật tục lệ xuất hiện từ thời Thị tộc , bộ lạc, tồn tại dưới dạng các tập tục, tục lệ.
+ Pháp luật thành văn ra đời khi xã hội tiến bộ hơn, chữ viết xuất hiện. Để quản lý xã hội, Nhà nước chọn lọc các quy tắc cư xử đã có, đặt ra các quy tắc mới và ghi lại thành văn bản, phổ biến trong toàn xã hội, gọi là pháp luật thành văn.
- Vậy, pháp luật là gì ?
Thuật ngữ pháp luật :
+ Tiếng Latinh : Directum : Ngay thẳng, đúng.
+ Tiếng Pháp : Droit : Ngay thẳng, pháp luật nói chung (gốc từ tiếng La tinh nói trên)
+ Tiếng Anh : Law : quy tắc, phép tắc ; pháp luật, luật lệ.
+ Tiếng Hán : Pháp luật là một Hán tự kép, gồm 2 chữ Pháp và Luật.
                        Pháp : gồm bộ thủy (nước) và chữ khứ (đi, bỏ đi, đuổi đi)
                                    => Phép trị nước, cai trị dân.
                        Luật : Là một dụng cụ thời cổ đại dùng để thẩm âm, điều chỉnh âm thanh.
                                   => Phép tắc.
=> Pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được Nhà nước thừa nhận và quy định, đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước.
 Quá trình lập pháp Việt Nam
 - Ngay từ đầu Công nguyên, nước ta đã có luật lệ riêng. Nhưng có lẽ tồn tại dưới dạng Luật tục lệ (Droit coutumier), chứ không phải luật thành văn.
Năm 41 sau Công nguyên, vua Quan Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện đem binh sang đất Giao Chỉ (tên cổ của Việt Nam) đánh Trưng Nữ Vương. Sau đó, Mã Viện tâu lên vua Hán “luật của người Việt so với luật Hán khác hơn rất nhiều“ và xin xóa bỏ luật Việt, áp dụng luật Hán. Mã Viện thực hiện triệt để chính sách đồng hóa nước ta, trong đó có pháp luật.
Nói chung, thời kỳ nước ta bị Trung Quốc đô hộ, các bộ luật có ảnh hưởng nhiều nhất ở nước ta là Luật Hình của nhà Tùy (589 - 617), nhà Đường (618 - 709). Còn trước đó, là luật của nhà Hán.
 - Thời độc lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)