GD CD: TL môn lôgic học
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: GD CD: TL môn lôgic học thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tài liệu môn lô gíc học( sưu tầm):
Câu 1: Vì sao phải nghiên cứu logic biện chứng .
(Nội dung chính.)
Logic biện chứng là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt tư tưởng của mình, con người phải thể hiện nó dưới một hình thức nhất định nào đó của ngôn ngữ. Sự diễn đạt đó có thể chặt chẽ, mạch lạc, không mâu thuẫn; cũng có thể rời rạc, lủng củng, đầu voi đuôi chuột, tiền hậu bất nhất …
Suy nghĩ đúng, nhận thức đúng là cơ sở đi đến hành động đúng trong thực tiễn phục vụ nhu cầu sống của con người. Xây dựng phương pháp tư duy khoa học, lập luận chặt chẽ là một trong những nhiệm vụ của logic học.
Theo nghĩa chung nhất, logic học là khoa học về những hình thức và quy luật của tư duy. Logic học nghiên cứu trước hết là những hình thức logic của tư tưởng như khái niệm, phán đoán và suy luận, đó là những cấu trúc nhất định của tư tưởng. Còn các quy luật logic do logic học nghiên cứu là những mối liên hệ bản chất, tất yếu giữa các tư tưởng nhằm để phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan.
Cùng với sự phát triển của lịch sử triết học, logic cũng có quá trình ra đời và phát triển của nó qua các thời đại khác nhau. Cho đến nay, khoa học logic phát triển theo chiều hướng do nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội; nhưng nhìn chung có hai bộ phận chính là logic hình thức và logic biện chứng.
Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật biện chứng của tư duy nhằm phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật.
Như vậy, tư duy và các hình thức tư duy của con người cũng có tính biện chứng vì chúng luôn luôn ở trong trạng thái liên hệ, vận động chuyển hóa, phát triển tuân theo các quy luật biện chứng. Không phải đến Các Mác và Ph. Aêng-ghen mà ngay từ thời thế kỷ XVIII-XIX, nhiều nhà triết học cũng đã thấy được những hạn chế nhất định của logic hình thức và đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị nhằm phát triển logic học theo một hướng mới là logic biện chứng.
Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về logic biện chứng, các nhà logic học đã xây dựng những nguyên lý cơ bản của logic biện chứng và đa số đều nhất trí cho rằng, logic biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến của hiện thực và của tư duy nhằm rút ra những nguyên tắc, những yêu cầu có tính chất định hướng cho chủ thể tư duy để đạt đến chân lý. Logic biện chứng vừa nghiên cứu những quy luật biện chứng của khách quan được phản ánh vào trong tư duy, vừa nghiên cứu những quy luật biện chứng riêng của bản thân tư duy. Như vậy, có thể phân chia đối tượng của logic biện chứng thành hai nhóm các quy luật:
Nhóm quy luật, phạm trù phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật này tạo thành những quy luật chung của tư duy và tồn tại, nhưng logic biện chứng chỉ nghiên cứu chúng với tư cách là những quy luật chung của tư duy.
Nhóm những quy luật của bản thân tư duy đang nhận thức. Những quy luật này không có nguyên hình trực tiếp trong tồn tại mặc dù xét cho cùng chúng cũng bắt nguồn từ tồn tại, do tồn tại qui định; Những quy luật này thể hiện tính độc lập tương đối, sức mạnh sáng tạo của tư duy. Trong số những quy luật riêng này của tư duy lại có thể chia thành hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là những quy luật biện chứng của quá trình lịch sử của tư duy, những quy luật hình thành và phát triển của tư duy. Đó là những quy luật của sự chuyển hóa từ cảm tính lên lý tính, từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lý luận, chuyển hóa từ tư duy thông thường, tiền khoa học lên tư duy khoa học. Thứ hai là những quy luật biện chứng riêng của tư duy nhận thức. Đó là những quy luật của quá trình vận động của tư duy từ cái riêng đến cái chung và ngược lại, quy luật của nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp I lên bản chất cấp II… quy luật đi từ trừu tượng đến cụ thể, quy luật về mối liên hệ giữa logic và lịch sử…
Đặc điểm của logic biện chứng
Aêng ghen đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa logic hình thức và logic biện chứng, qua đó cũng nêu rõ những đặc điểm cơ bản của logic biện chứng như sau: “Logic biện chứng -ngược lại với logic cũ, hoàn toàn hình thức – không bằng lòng với việc chỉ nêu ra những hình thức khác nhau của tư duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đoán và suy lý, và với
Câu 1: Vì sao phải nghiên cứu logic biện chứng .
(Nội dung chính.)
Logic biện chứng là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt tư tưởng của mình, con người phải thể hiện nó dưới một hình thức nhất định nào đó của ngôn ngữ. Sự diễn đạt đó có thể chặt chẽ, mạch lạc, không mâu thuẫn; cũng có thể rời rạc, lủng củng, đầu voi đuôi chuột, tiền hậu bất nhất …
Suy nghĩ đúng, nhận thức đúng là cơ sở đi đến hành động đúng trong thực tiễn phục vụ nhu cầu sống của con người. Xây dựng phương pháp tư duy khoa học, lập luận chặt chẽ là một trong những nhiệm vụ của logic học.
Theo nghĩa chung nhất, logic học là khoa học về những hình thức và quy luật của tư duy. Logic học nghiên cứu trước hết là những hình thức logic của tư tưởng như khái niệm, phán đoán và suy luận, đó là những cấu trúc nhất định của tư tưởng. Còn các quy luật logic do logic học nghiên cứu là những mối liên hệ bản chất, tất yếu giữa các tư tưởng nhằm để phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan.
Cùng với sự phát triển của lịch sử triết học, logic cũng có quá trình ra đời và phát triển của nó qua các thời đại khác nhau. Cho đến nay, khoa học logic phát triển theo chiều hướng do nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội; nhưng nhìn chung có hai bộ phận chính là logic hình thức và logic biện chứng.
Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật biện chứng của tư duy nhằm phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật.
Như vậy, tư duy và các hình thức tư duy của con người cũng có tính biện chứng vì chúng luôn luôn ở trong trạng thái liên hệ, vận động chuyển hóa, phát triển tuân theo các quy luật biện chứng. Không phải đến Các Mác và Ph. Aêng-ghen mà ngay từ thời thế kỷ XVIII-XIX, nhiều nhà triết học cũng đã thấy được những hạn chế nhất định của logic hình thức và đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị nhằm phát triển logic học theo một hướng mới là logic biện chứng.
Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về logic biện chứng, các nhà logic học đã xây dựng những nguyên lý cơ bản của logic biện chứng và đa số đều nhất trí cho rằng, logic biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến của hiện thực và của tư duy nhằm rút ra những nguyên tắc, những yêu cầu có tính chất định hướng cho chủ thể tư duy để đạt đến chân lý. Logic biện chứng vừa nghiên cứu những quy luật biện chứng của khách quan được phản ánh vào trong tư duy, vừa nghiên cứu những quy luật biện chứng riêng của bản thân tư duy. Như vậy, có thể phân chia đối tượng của logic biện chứng thành hai nhóm các quy luật:
Nhóm quy luật, phạm trù phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật này tạo thành những quy luật chung của tư duy và tồn tại, nhưng logic biện chứng chỉ nghiên cứu chúng với tư cách là những quy luật chung của tư duy.
Nhóm những quy luật của bản thân tư duy đang nhận thức. Những quy luật này không có nguyên hình trực tiếp trong tồn tại mặc dù xét cho cùng chúng cũng bắt nguồn từ tồn tại, do tồn tại qui định; Những quy luật này thể hiện tính độc lập tương đối, sức mạnh sáng tạo của tư duy. Trong số những quy luật riêng này của tư duy lại có thể chia thành hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là những quy luật biện chứng của quá trình lịch sử của tư duy, những quy luật hình thành và phát triển của tư duy. Đó là những quy luật của sự chuyển hóa từ cảm tính lên lý tính, từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lý luận, chuyển hóa từ tư duy thông thường, tiền khoa học lên tư duy khoa học. Thứ hai là những quy luật biện chứng riêng của tư duy nhận thức. Đó là những quy luật của quá trình vận động của tư duy từ cái riêng đến cái chung và ngược lại, quy luật của nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp I lên bản chất cấp II… quy luật đi từ trừu tượng đến cụ thể, quy luật về mối liên hệ giữa logic và lịch sử…
Đặc điểm của logic biện chứng
Aêng ghen đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa logic hình thức và logic biện chứng, qua đó cũng nêu rõ những đặc điểm cơ bản của logic biện chứng như sau: “Logic biện chứng -ngược lại với logic cũ, hoàn toàn hình thức – không bằng lòng với việc chỉ nêu ra những hình thức khác nhau của tư duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đoán và suy lý, và với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)