GD CD: Thông tin cơ bản về WTO

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Thông tin cơ bản về WTO thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Thông Tin Cơ Bản Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)
( Nguồn: http://world.hbu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=176:thong-tin-c-bn-v-t-chc-thng-mi-th-gii-wto&catid=65:cac-t-chc-tren-th-gii&Itemid=116 ).

Giới thiệu Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
(Tài liệu này do Vụ HTKTĐP-Bộ Ngoại giao biên soạn và cập nhật)
 
I.  Mục tiệu hoạt động và chức năng của WTO
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
· Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ
· Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
· Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.
· Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
· Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
 
II. Các nguyên tắc pháp lý của WTO
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marraakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy dịnh về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:
Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;
20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;
4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;
4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;
23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.
Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
 
 1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)