Gd CD: Tâm lý lãnh đạo hành chính

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Gd CD: Tâm lý lãnh đạo hành chính thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Chương IV
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=1&ved=0CCoQFjAA&url=http%3A%2F%2Fup.hanhchinh.com.vn%2Ftailieucuaan%2FTam%2520ly%2520hoc%2520DC%2520va%2520Tam%2520Ly%2520Hoc%2520QL%2FGiao%2520trinh%2520TLHQL%2Bcau%2520hoi%2Fchuong%25204.doc&ei=JgKTUdDKNK-ViQfth4HQAw&usg=AFQjCNHo8_c0lB8AA3c8jnZuG73MdyuBCQ&sig2=AcQXbvuh459G1CmVlQBlQw&bvm=bv.46471029,d.aGc ).

I. LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC
1. Khái niệm về lãnh đạo:
Theo quan niệm chuyên chế, lãnh đạo là điều khiển công việc theo ý muốn của mình để đạt mục tiêu do mình đặt ra. Trong trường hợp này, người lãnh đạo thường dùng những biện pháp cưỡng bức như dọa nạt, trừng phạt, mà không chú trọng đến nguyện vọng, nhu cầu của người dưới quyền.
Theo quan niệm dân chủ: lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc để đạt mục tiêu mong muốn. Như vậy lãnh đạo là hoạt động có ảnh hưởng tới người khác để tạo ra tinh thần hợp tác, sự tự nguyện vui vẻ đảm đương nhệm vụ và đặt mục tiêu mà mọi người đều công nhận là hấp dẫn.
Hai quan niệm tuy nhấn mạnh những sắc thái khác nhau của lãnh đạo nhưng đều nói lên hai nhân tố chung của nó là hiện tượng nhóm và quá trình ảnh hưởng của nhóm. Lãnh đạo là một hiện tượng, phải có ít nhất là hai người trở lên mới xuất hiện sự lãnh đạo. Lãnh đạo liên quan đến quá trình ảnh hưởng, người lãnh đạo trước hết có ảnh hưởng tới người dưới quyền, để đạt mục đích là tập hợp mọi người và động viên thức đẩy họ đạt được những mục tiêu chung.
+ Có thể nói lãnh đạo là sự ảnh hưởng và cách xử sự của một số người trong mỗi nhóm hoặc tổ chức, đặt ra mục tiêu, vạch ra con đường để đạt tới những mục tiêu đó và tạo ra những qui tắc xã hội trong nhóm
+ Lãnh đạo là sự tác động vào con người với tư cách là những cá nhân hoặc những tập hợp người nhất định nhằm thiết lập,củng cố, duy trì và phát triển các quan hệ và thể chế đảm bảo cno cá nhận và các tập hợp nguời ấy hoạt động có hiệu quả nhất
Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Cán bộ lãnh đạo
+ Khả năng đề ra đường lối chính sách.
+ Khả năng xác định mục tiêu lâu dài
+ Khuyến khích cỗ vũ gây ảnh hưởng đến con người.
+ Gắn liền với thay đổi tìm hướng đi mới
Cán bộ quản lý
+ Khả năng tổ chức thực hiện
+ Xác định mục tiêu ngắn hạn kế hoạch tác nghịệp cụ thể hóa
+ Giám sát kiểm tra đánh giá việc thực hiện.
+ Sử dụng con người.
+ Gắn liền với sự ổn định, hiệu lực thực thi kêt quả cụ thê
Lãnh đạo được hiểu là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Chức năng chủ yếu của lãnh đạo là động viên thúc đẩy nhằm khai thác tiềm năng của con người vì mục tiêu của tổ chức.
Phân biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo theo các khía cạnh sau đây:
- Thủ lĩnh: thực hiện sự điều hoà quan hệ giữa cá nhân trong nhóm không chính thức, còn lãnh đạo thực hiện sự điều chỉnh quan hệ xã hội chính thức của nhóm với tư cách là một tổ chức xã hội.
- Thủ lĩnh thường xuất hiện một cách tự phát, còn lãnh đạo được bổ nhiệm hoặc bầu ra. Hoạt động của lãnh đạo có mục đích dưới sự kiểm soát của các cơ cấu khác nhau của xã hội.
- Tính ổn định: Lãnh đạo có tính ổn định cao hơn thủ lĩnh.
- Lãnh đạo điều hành các quan hệ xã hội bằng quy chế, hệ thống pháp luật…còn thủ lĩnh thường đặt lệ, theo lệ do nhóm ước lệ.
- Lãnh đạo có thể là một nhóm người, còn thủ lĩnh là một cá nhân.
Như vậy thủ lĩnh và lãnh đạo đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều chỉnh mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau . Một bên là bắt buộc, một bên là tự giác.
2. Ê kíp lãnh đạo
Thuật ngữ ê kíp dùng để chỉ tập hơp người cùng thực hiện công việc chung với sự tương hợp tâm lý cao.
“Ê kíp là một nhóm người làm việc ăn ý với nhau”
Tâm lý học lãnh đạo quản lý xác định: Ê kíp là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)