GD CD: Tài liệu tuyên truyền về Pháp lệnh dân số & HDTH
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
249
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tài liệu tuyên truyền về Pháp lệnh dân số & HDTH thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
Tài liệu tuyên truyền về Dân số - Gia đình và Trẻ em
( Sưu tầm trên internet)
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Để cụ thể hóa chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và toàn xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường thống nhất quản lý Nhà nước và xu thế hội nhập quốc tế về dân số, ngày 01 tháng 5 năm 2003, Ủu ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh dân số. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01 tháng 5 năm 2003. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực dân số Việt Nam. Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/ND – CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số. Ban Tư tưởng Văn hóa Tỉnh Đoàn Đồng Nai biên soạn tài liệu tuyên truyền về “Nội dung chủ yếu của Pháp lệnh dân số”; “Nghị định104/2003/NĐ-CP của Chính phủ”; đồng thời giới thiệu luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em”, giới thiệu các vấn đề ưu tiên và các hành vi mong muốn trong sức khỏe sinh sản với mục đích cung cấp thông tin chính xác và hiểu đúng nội dung của Pháp lệnh dân số; luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về dân số và luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em tới đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
I. Giới thiệu về pháp lệnh dân số:
1. Tại sao cần phải ban hành Pháp lệnh dân số?
Dân số là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền con người, quyền sinh sản, quyền tự do đi lại, quyền được phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần và liên quan đến văn hoá truyền thống và tôn giáo. Đối tượng thực hiện công tác dân số rất phức tạp, vì mọi tổ chức, gia đình, cá nhân vừa là đối tượng thi hành, vừa là chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách dân số. Trong thời gian qua, công tác dân số chủ yếu thực hiện thông qua nghị quyết, chỉ thị của Đảng; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành địa phương. Do đó, việc thực hiện chính sách và các quy định pháp luật về dân số còn tản mạn, cách hiểu và vận dụng còn khác nhau. Trước sức ép của sự gia tăng dân số quá nhanh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm năng suất lao động và hiệu suất công tác, một số Bộ ngành và địa phương đã ban hành chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhưng chưa thống nhất, không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
Do tập trung vào mục tiêu giảm nhanh mức sinh, nên phạm vi của chính sách dân số hiện hành mới chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh qui mô dân số thông qua việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong khi đó các yếu tố cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư lại chưa được chú ý thích đáng. Để quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư thực sự trở thành những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chính sách dân số phải đồng bộ, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra: “ Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”
Trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi các quy định của pháp luật về dân số phải thống nhất, có sự hoà đồng với pháp luật trong khu vực và thế giới, nhằm tạo khung pháp lý bình đẳng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, góp phần thực hiện cam kết quốc tế về chương trình hành động dân số và phát triển, các công ước, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích
( Sưu tầm trên internet)
Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Để cụ thể hóa chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và toàn xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường thống nhất quản lý Nhà nước và xu thế hội nhập quốc tế về dân số, ngày 01 tháng 5 năm 2003, Ủu ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh dân số. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01 tháng 5 năm 2003. Đây là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực dân số Việt Nam. Tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/ND – CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số. Ban Tư tưởng Văn hóa Tỉnh Đoàn Đồng Nai biên soạn tài liệu tuyên truyền về “Nội dung chủ yếu của Pháp lệnh dân số”; “Nghị định104/2003/NĐ-CP của Chính phủ”; đồng thời giới thiệu luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em”, giới thiệu các vấn đề ưu tiên và các hành vi mong muốn trong sức khỏe sinh sản với mục đích cung cấp thông tin chính xác và hiểu đúng nội dung của Pháp lệnh dân số; luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về dân số và luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em tới đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
I. Giới thiệu về pháp lệnh dân số:
1. Tại sao cần phải ban hành Pháp lệnh dân số?
Dân số là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền con người, quyền sinh sản, quyền tự do đi lại, quyền được phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần và liên quan đến văn hoá truyền thống và tôn giáo. Đối tượng thực hiện công tác dân số rất phức tạp, vì mọi tổ chức, gia đình, cá nhân vừa là đối tượng thi hành, vừa là chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách dân số. Trong thời gian qua, công tác dân số chủ yếu thực hiện thông qua nghị quyết, chỉ thị của Đảng; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành địa phương. Do đó, việc thực hiện chính sách và các quy định pháp luật về dân số còn tản mạn, cách hiểu và vận dụng còn khác nhau. Trước sức ép của sự gia tăng dân số quá nhanh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm năng suất lao động và hiệu suất công tác, một số Bộ ngành và địa phương đã ban hành chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhưng chưa thống nhất, không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
Do tập trung vào mục tiêu giảm nhanh mức sinh, nên phạm vi của chính sách dân số hiện hành mới chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh qui mô dân số thông qua việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong khi đó các yếu tố cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư lại chưa được chú ý thích đáng. Để quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư thực sự trở thành những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi chính sách dân số phải đồng bộ, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra: “ Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”
Trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi các quy định của pháp luật về dân số phải thống nhất, có sự hoà đồng với pháp luật trong khu vực và thế giới, nhằm tạo khung pháp lý bình đẳng trong việc tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, góp phần thực hiện cam kết quốc tế về chương trình hành động dân số và phát triển, các công ước, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 28
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)