GD CD: Tài liệu môn mỹ học Mác- Lê nin
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
84
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tài liệu môn mỹ học Mác- Lê nin thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tài liệu môn mỹ học Mác- Lê nin( sưu tầm):
Câu 1: Phân tích đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ. (Trình bày từ bản chất đến đặc trưng).
Mọi sự vật hiện tượng đều chỉ có thể tồn tại trong các mối liên hệ, còn tồn tại là còn quan hệ, như con người quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với nhau… Trong chùm quan hệ ấy gọi là quan hệ thẩm mỹ.
Xuất phát từ đời sống, từ lao động, từ cái tổng thể của cuộc sống, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã khẳng định “cái thẩm mỹ là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Đó là quan hệ đặc biệt của con người, nó ra đời từ lao động của con người”. Vì vậy, khoa học muốn phát triển toàn diện cái thẩm mỹ phải nghiên cứu nó trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực.
Khái niệm về quan hệ thẩm mỹ:
Quan hệ là mối liên hệ của con người với thế giới mang tính đặc thù người, tức là mối liên hệ được con người ý thức. Con người quan hệ với thế giới để tồn tại và phát triển. Con người có nhiều hình thức quan hệ với thế giới như: quan hệ lao động sản xuất, đây là quan hệ căn bản nhất, các quan hệ khác từ đây mà ra; các quan hệ sản xuất ra giá trị tinh thần như giáo dục, đạo đức…; các quan hệ xã hội như quan hệ chính trị…
Mục đích của những quan hệ với thế giới là để đồng hóa thế giới. Đồng hóa thế giới nghĩa là biến một bộ phận, một yếu tố của thế giới thuộc về mình, cho mình, để mình tồn tại và phát triển. Trong nhiều hình thức đồng hóa có một phương thức, hình thức đồng hóa gọi là đồng hóa thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ chính là sự đồng hóa thế giới của con người để tồn tại và phát triển bằng hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ được xác lập trên hai bộ phận đó là chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ. Hai mặt này không thể tách rời biệt lập được. Một chủ thể được gọi là chủ thể thẩm mỹ có nghĩa là chủ thể đó phải gắn với một đối tượng thẩm mỹ nhất định. Nếu anh được gọi là thi sĩ thì phải là người sáng tạo ra các tác phẩm thơ. Nếu anh được gọi là nhạc sĩ thì phải là người sáng tác âm nhạc. Anh không thể là họa sĩ nếu anh không sáng tạo ra hội họa.
Trong mọi hoạt động thẩm mỹ, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng là bản chất thực sự của cái thẩm mỹ. Người ta chỉ có thể thưởng thức cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật mới có thể gọi người đó là chủ thể thưởng thức thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ là cộng đồng hoặc cá nhân đóng vai trò chủ thể trong các quan hệ thẩm mỹ. Phẩm chất của chủ thể thẩm mỹ là có năng lực cảm thụ thẩm mỹ và có năng lực sáng tạo ra các giá trị thẩm mỹ hoặc những giá trị mang tính thẩm mỹ.
Đối tượng thẩm mỹ là thế giới hiện thực bao gồm con người xã hội tự nhiên và các giá trị nghệ thuật đóng vai trò đối tượng trong các quan hệ thẩm mỹ. Đối tượng thẩm mỹ phải có phẩm chất thẩm mỹ. Phẩm chất của đối tượng thẩm mỹ phải mang tính toàn vẹn, phải mang tính hình tượng để có khả năng đập vào cảm giác của chủ thể. Tính hình tượng đó phải cân xứng hài hòa.
Nơi tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ là hoạt động nghệ thuật. Nghệ thuật có khả năng liên kết cộng đồng, có khả năng lan tỏa. Nghệ thuật rất phong phú loại hình. Nghệ thuật là nơi tập trung các quan hệ thẩm mỹ. Tiếp nhận nghệ thuật làm cho con người trong sáng ra.
Bản chất và thuộc tính của quan hệ thẩm mỹ:
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ có tính lịch sử. Bởi vì quan hệ thẩm mỹ gắn liền với cộng đồng xã hội và lịch sử. Quan hệ thẩm mỹ luôn mang bản sắc dân tộc, luôn mang tính chất nhân văn và quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng ghi dấu ấn giai cấp, quan hệ thẩm mỹ phản ánh các phương thức sản xuất xã hội.
Quan hệ thẩm mỹ bị quy định bởi những phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất nào thì quan hệ thẩm mỹ ấy. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử- xã hội.
Nói cách khác, quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ bất động, tĩnh tại mà nó luôn vận động theo dân tộc, giai cấp và thời đại. Mỹ học Mác-Lênin khẳng định rằng, cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, các nhu
Câu 1: Phân tích đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ. (Trình bày từ bản chất đến đặc trưng).
Mọi sự vật hiện tượng đều chỉ có thể tồn tại trong các mối liên hệ, còn tồn tại là còn quan hệ, như con người quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với nhau… Trong chùm quan hệ ấy gọi là quan hệ thẩm mỹ.
Xuất phát từ đời sống, từ lao động, từ cái tổng thể của cuộc sống, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã khẳng định “cái thẩm mỹ là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Đó là quan hệ đặc biệt của con người, nó ra đời từ lao động của con người”. Vì vậy, khoa học muốn phát triển toàn diện cái thẩm mỹ phải nghiên cứu nó trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực.
Khái niệm về quan hệ thẩm mỹ:
Quan hệ là mối liên hệ của con người với thế giới mang tính đặc thù người, tức là mối liên hệ được con người ý thức. Con người quan hệ với thế giới để tồn tại và phát triển. Con người có nhiều hình thức quan hệ với thế giới như: quan hệ lao động sản xuất, đây là quan hệ căn bản nhất, các quan hệ khác từ đây mà ra; các quan hệ sản xuất ra giá trị tinh thần như giáo dục, đạo đức…; các quan hệ xã hội như quan hệ chính trị…
Mục đích của những quan hệ với thế giới là để đồng hóa thế giới. Đồng hóa thế giới nghĩa là biến một bộ phận, một yếu tố của thế giới thuộc về mình, cho mình, để mình tồn tại và phát triển. Trong nhiều hình thức đồng hóa có một phương thức, hình thức đồng hóa gọi là đồng hóa thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ chính là sự đồng hóa thế giới của con người để tồn tại và phát triển bằng hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ được xác lập trên hai bộ phận đó là chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ. Hai mặt này không thể tách rời biệt lập được. Một chủ thể được gọi là chủ thể thẩm mỹ có nghĩa là chủ thể đó phải gắn với một đối tượng thẩm mỹ nhất định. Nếu anh được gọi là thi sĩ thì phải là người sáng tạo ra các tác phẩm thơ. Nếu anh được gọi là nhạc sĩ thì phải là người sáng tác âm nhạc. Anh không thể là họa sĩ nếu anh không sáng tạo ra hội họa.
Trong mọi hoạt động thẩm mỹ, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng là bản chất thực sự của cái thẩm mỹ. Người ta chỉ có thể thưởng thức cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật mới có thể gọi người đó là chủ thể thưởng thức thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ là cộng đồng hoặc cá nhân đóng vai trò chủ thể trong các quan hệ thẩm mỹ. Phẩm chất của chủ thể thẩm mỹ là có năng lực cảm thụ thẩm mỹ và có năng lực sáng tạo ra các giá trị thẩm mỹ hoặc những giá trị mang tính thẩm mỹ.
Đối tượng thẩm mỹ là thế giới hiện thực bao gồm con người xã hội tự nhiên và các giá trị nghệ thuật đóng vai trò đối tượng trong các quan hệ thẩm mỹ. Đối tượng thẩm mỹ phải có phẩm chất thẩm mỹ. Phẩm chất của đối tượng thẩm mỹ phải mang tính toàn vẹn, phải mang tính hình tượng để có khả năng đập vào cảm giác của chủ thể. Tính hình tượng đó phải cân xứng hài hòa.
Nơi tập trung nhất của quan hệ thẩm mỹ là hoạt động nghệ thuật. Nghệ thuật có khả năng liên kết cộng đồng, có khả năng lan tỏa. Nghệ thuật rất phong phú loại hình. Nghệ thuật là nơi tập trung các quan hệ thẩm mỹ. Tiếp nhận nghệ thuật làm cho con người trong sáng ra.
Bản chất và thuộc tính của quan hệ thẩm mỹ:
Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ có tính lịch sử. Bởi vì quan hệ thẩm mỹ gắn liền với cộng đồng xã hội và lịch sử. Quan hệ thẩm mỹ luôn mang bản sắc dân tộc, luôn mang tính chất nhân văn và quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng ghi dấu ấn giai cấp, quan hệ thẩm mỹ phản ánh các phương thức sản xuất xã hội.
Quan hệ thẩm mỹ bị quy định bởi những phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất nào thì quan hệ thẩm mỹ ấy. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử- xã hội.
Nói cách khác, quan hệ thẩm mỹ không phải là quan hệ bất động, tĩnh tại mà nó luôn vận động theo dân tộc, giai cấp và thời đại. Mỹ học Mác-Lênin khẳng định rằng, cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, các nhu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)