GD CD: Tài liệu LL về nhà nước và pháp luật
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tài liệu LL về nhà nước và pháp luật thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền Việt Nam
19:58` 4/6/2009
( Nguồn: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/2009/7889/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-mo-hinh-to-chuc-nha-nuoc.aspx ).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền Việt Nam không chỉ được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn được thể hiện một cách sinh động và nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đấu tranh giành chính quyền, thiết kế, tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước của Người.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành những nét đầu tiên về mô hình tổng thể của nhà nước mới. Đó không thể là nhà nước quân chủ phong kiến lỗi thời hay nhà nước thuộc địa do thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam, hoặc là nhà nước tư sản mà Người đã nhiều lần vạch trần bản chất xấu xa của nó, "tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" (HCM toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 1996)* Người xác định Nhà nước mới phải là một nhà nước dân chủ, đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động. "...Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" (tập 2, tr.237).
Hồ Chí Minh đã phác thảo ra mô hình xã hội mới, trong đó "Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng" (Tập 2,tr. 206).
Cách mạng Tháng Tám thành công, với những ý niệm đã tích luỹ được trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước pháp quyền, hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả thực tế - một cách bài bản, quy củ, đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm cả hai mặt: nhanh chóng tổ chức các thiết chế của bộ máy nhà nước và ban hành các thể chế (hiến pháp và pháp luật) tạo cơ sở pháp lý và khoa học để tổ chức "một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Đó là một Nhà nước có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động thích hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam đương thời, mang tính khoa học về chính trị học, xã hội học, luật học, tổ chức học.
Ngay trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp của ngày đầu giành được chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: "Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân Việt Nam trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…" [Tập 4, tr. 8]. Và "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân (Tập 4, tr. 133).
Đây chính là một tuyên bố lập hiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và việc thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của dân tộc ta.
Trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là sự thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và sự lựa chọn chính trị cao nhất của nhân dân. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân. Hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân và xã hội cũng như cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ".
19:58` 4/6/2009
( Nguồn: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/2009/7889/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-mo-hinh-to-chuc-nha-nuoc.aspx ).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền Việt Nam không chỉ được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn được thể hiện một cách sinh động và nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đấu tranh giành chính quyền, thiết kế, tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước của Người.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành những nét đầu tiên về mô hình tổng thể của nhà nước mới. Đó không thể là nhà nước quân chủ phong kiến lỗi thời hay nhà nước thuộc địa do thực dân Pháp đặt ra ở Việt Nam, hoặc là nhà nước tư sản mà Người đã nhiều lần vạch trần bản chất xấu xa của nó, "tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" (HCM toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 1996)* Người xác định Nhà nước mới phải là một nhà nước dân chủ, đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động. "...Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" (tập 2, tr.237).
Hồ Chí Minh đã phác thảo ra mô hình xã hội mới, trong đó "Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng" (Tập 2,tr. 206).
Cách mạng Tháng Tám thành công, với những ý niệm đã tích luỹ được trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước pháp quyền, hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả thực tế - một cách bài bản, quy củ, đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm cả hai mặt: nhanh chóng tổ chức các thiết chế của bộ máy nhà nước và ban hành các thể chế (hiến pháp và pháp luật) tạo cơ sở pháp lý và khoa học để tổ chức "một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Đó là một Nhà nước có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động thích hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam đương thời, mang tính khoa học về chính trị học, xã hội học, luật học, tổ chức học.
Ngay trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp của ngày đầu giành được chính quyền, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị: "Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân Việt Nam trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…" [Tập 4, tr. 8]. Và "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà... Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân (Tập 4, tr. 133).
Đây chính là một tuyên bố lập hiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và việc thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của dân tộc ta.
Trong nhà nước pháp quyền, Hiến pháp là sự thể hiện một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất ý chí và sự lựa chọn chính trị cao nhất của nhân dân. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân. Hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân và xã hội cũng như cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)