GD CD: Tài liệu KT về văn hóa VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tài liệu KT về văn hóa VN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Nhận thức lý luận văn hóa nửa đầu thế kỷ XX ở nước ta và bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu văn hóa hiện nay
( Nguồn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/921/Nhan-thuc-ly-luan--van-hoa-nua-dau-the-ky-XX-o-nuoc-ta-va-bai-hoc--kinh-nghiem--trong--nghien-cuu-van-hoa-hien-nay.html ).
(ĐHVH) - Văn hoá là gì? Câu hỏi ấy đã được đặt ra từ lâu đối với tư duy nhân loại. Nhưng để có câu trả lời thì không dễ dàng đi đến sự thống nhất. Bởi văn hoá xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người và biểu hiện trên nhiều bình diện của đời sống xã hội; nhưng tiếp sau sự ra đời của văn hoá, trải qua nhiều thế kỷ (đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), các khoa học về văn hoá mới phát triển nở rộ trên thế giới.


Lễ hội ở Tây Nguyên

Như vậy, so với sự phát triển của văn hoá thì khoa học nghiên cứu về nó phát triển chậm hơn rất nhiều. Nằm trong xu hướng chung này, ở nước ta, mãi đến đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu lý luận văn hoá mới bắt đầu được đề cập tới. Đó là kết quả tất yếu của xu hướng mở rộng, vươn ra đón nhận những luồng tư tưởng mới của văn hoá phương Tây, phương Đông trong điều kiện lịch sử mới. Xem xét quá trình này, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cơ bản sau:
1. Đặc điểm quá trình nhận thức lý luận về văn hoá:
Thứ nhất về phương diện nội dung, những nhận thức lý luận về văn hóa của giai đoạn này là kết quả của quá trình tiếp thu lý luận văn hóa thế giới và phản ánh thực tiễn văn hóa Việt Nam.
Những nội dung cơ bản trong nhận thức lý luận văn hóa đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945 bao gồm: quan niệm về văn hóa; về văn hóa dân tộc; quan niệm của những người mác xít về văn hoá.  Những nội dung này đã khái quát quá trình nhận thức lý luận về văn hóa ở nước ta: từ việc tiếp thu thành tựu lý luận của thế giới đi đến nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong đó, quan điểm về văn hóa của những người mác xít Việt Nam là sự tiếp thu và vận dụng thành công chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xây dựng một nền văn hóa mới của dân tộc gắn liền với công cuộc giải phóng đất nước ra khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Thực tiễn cho thấy, cho đến đầu thế kỷ XX, nước ta chưa có chuyên ngành lý luận văn hóa. Trước đó, các nhà tư tưởng của dân tộc cũng đã từng đề cập đến văn hóa nhưng chưa thể gọi đó là lý luận với tư cách là hệ thống tri thức cơ bản trên lĩnh vực văn hóa. Cuộc giao lưu văn hóa với phương Tây từ cuối thế kỷ XIX, mở cửa với thế giới bên ngoài sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng đã tạo cơ hội cho trí thức dân tộc tiếp xúc với những thành tựu của văn minh nhân loại. Qua phong trào Tân thư, qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, những thành tựu này tác động mạnh mẽ vào Việt Nam, được nhiều trí thức dân tộc đón nhận một cách hào hứng. Những cuộc tranh luận mang tính học thuật, những cuốn sách khảo cứu về triết học, sử học, văn hóa, kinh tế đã bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách đầu tiên có liên quan đến lý luận văn hóa mang dấu ấn của sự tiếp thu lý luận của thế giới là Văn minh tân học sách - đây được coi là cương lĩnh văn hóa, ngọn cờ tư tưởng cho phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Đây là sự kế thừa tác phẩm “Văn minh luận chi khái lược” của Phúc Trạch Dụ Cát, một học giả Nhật Bản - người đã có công trong việc dịch chuyển văn hóa phương Tây vào Nhật Bản. Đến Đào Duy Anh, để viết được Việt Nam văn hóa sử cương, trước hết ông đã dựa vào khái niệm văn hóa của các học giả Pháp và Trung Quốc lúc đó là F. Sartiaux và Dương Đông. Dần dần, sự tiếp thu của các học giả Việt Nam đi vào chiều sâu hơn, thoát khỏi “sự bắt chước vụng về”, có sự chọn lọc trong việc tiếp nhận, thẩm thấu được những tư tưởng mới để tự mình có những kiến giải riêng. Điều đó thể hiện ở những nghiên cứu về văn hóa dân tộc chiếm một phần lớn, quan trọng trong những nhận thức lý luận về văn hóa mà giai đoạn này có được. Từ sự tiếp thu lý luận văn hóa của thế giới, các học giả tập trung vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam, những vấn đề liên quan đến văn hóa dân tộc như bản sắc văn hóa, vấn đề dân tộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)