GD CD: Tài liệu học tập và làm theo Tấm gương đạo đức HCM

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Tài liệu học tập và làm theo Tấm gương đạo đức HCM thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Tài liệu học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
( Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Home/HoctapdaoducHCM/cvd-hcm.htm#16 ).





















(Ảnh sưu tầm).
TƯ TƯỞNG KHUYẾN HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 
   Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam độc lập với trên 90% số dân mù chữ. Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên thấu hiểu nguy cơ của nạn thất học này. Ngày 3-9-1945 Người chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tại phiên họp, Người nêu 6 nhiệm vụ cấp bách mà một trong những nhiệm vụ cấp bách ấy là mở chiến dịch chống nạn mù chữ mà Người gọi là "diệt giặc dốt". Sau đó Người ký sắc lệnh số 17 lập Bình dân học vụ để phụ trách việc chống mù chữ trong cả nước. Người viết thư kêu gọi chống nạn thất học gửi đồng bào: "Quốc dân Việt Nam ! Muốn giữ vững nền độc lập. Muốn làm cho dân mạnh nước giàu. Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà..."           Nhiệm vụ quan trọng có vai trò quyết định đến tương lai tiền đồ của dân tộc Người đặt lên vai thế hệ trẻ - Những người chủ tương lai của đất nước. Tháng 9.1945 nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác gửi thư cho học sinh cả nước. Bức thư có đoạn viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."            Trong những ngày gian khổ trên chiến khu Việt Bắc, dù bận trăn ngàn công việc lãnh đạo kháng chiến Người vẫn không quên việc học hành của con trẻ. Người ân cần chỉ bảo đàn cháu yêu quý của mình:            " Các cháu nghe Bác dặn dò       Phải biết yêu nước, phải lo học hành.               Siêng làm việc, siêng tập tành         Phải giữ kỷ luật để thành cháu ngoan                   Bác yêu các cháu vô vàn           Bác gửi các cháu muôn ngàn cái hôn."     Từ rất sớm Người đã khẳng định việc giáo dục thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng của cha ông là việc vô cùng quan trọng. Người căn dặn: Giáo dục thiếu nhi là một khoa học, cần dạy cho các cháu biết Yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá nhưng đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của các cháu, không được làm các cháu thành những "ông già bé". Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục thiếu nhi. Năm 1951 nhân ngày Quốc tế thiếu nhi Người gửi thư căn dặn thiếu niên, nhi đồng toàn quốc: "Thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất, thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ". Tháng 3-1955 gửi thư  cho Hội nghị giáo dục toàn quốc, Người chỉ rõ trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của người thầy giáo là: "chăm lo dạy dỗ cho con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà``. Người căn dặn các cháu học sinh Trường sư phạm miền núi Trung ương:"Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta". Trong thư gửi cho thầy giáo và học sinh nhân dịp năm học mới (10-1955), Người chỉ rõ mục đích của nhà trường là đào tạo những công dân tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Người nhấn mạnh nhiệm vụ của nhà trường: "Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như thái độ thờ ơ với xã hội, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và, cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trò tuỳ theo hoàn cảnh  và khả năng cần tham gia những công tác xã hội ích nước, lợi dân". Bức thư còn đề cập đến nhiệm vụ của từng cấp đại học, trung học, tiểu học, về trách nhiệm của gia đình phải liên hệ chặt chẽ với nhà trường.             Ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)