GD CD: Sửa đổi hiến pháp ở Mỹ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Sửa đổi hiến pháp ở Mỹ thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Sửa đổi Hiến pháp ở Mỹ
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=web&cd=5&cad=rja&ved=0CE8QFjAE&url=http%3A%2F%2Fduthaoonline.quochoi.vn%2FDuThao%2FLists%2FDT_TAILIEU%2FAttachments%2F97%2FSua_doi_Hien_phap_o_My.doc&ei=JowAUdHSH62gigeMg4GwDw&usg=AFQjCNGmCfFe4nPf6c4JDcp09e1obfmo-A&sig2=3X6Xb0RSt-dSzfkPRz66kw ).
1. Những chủ thuyết của việc sửa đổi Hiến pháp ở Mỹ
Người Mỹ không tin vào khả năng có một bản hiến pháp hoàn hảo, trường tồn vượt thời gian. Niềm tin này có lẽ khởi nguồn từ những ý tưởng của các tác giả viết về chính quyền của Đảng Whig1 gồm các nhà các cải cách hiến pháp từ giữa thế kỷ 18 như James Burgh, John Cartwright, cũng như các triết gia về chính quyền theo khuynh hướng cộng hòa vào thế kỷ 17, đặc biệt là Algernon Sidney2, người đã từng tuyên bố: “Nếu con người không buộc phải sống trong các hang động và các hốc cây, phải ăn những quả dầu, phải ở trần, thì tại sao họ phải vĩnh viễn sống dưới một hình thức chính quyền mà cha ông họ đã dựng nên vào một thời kỳ đã qua” (Các luận thuyết về chính quyền). Vị Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington, trong một bức thư gửi cho người cháu trai là Bushord, hai tháng sau khi Hội nghị lập hiến Philadephia kết thúc, đã viết: “Những người bạn nhiệt tình nhất và những người ủng hộ nhất đối với bản Hiến pháp cũng không nghĩ rằng nó không có một sai lầm nào”3. Có lẽ người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nhất với với việc cải cách hiến pháp là Tổng thống Jefferson. Điểm đặc trưng trong tư tưởng hiến pháp của Jefferson, làm cho tư tưởng của ông khác với những người đương thời, là sự ủng hộ rất nhiệt tình đối với việc thay đổi hiến pháp, kể cả ở cấp tiểu bang lẫn cấp quốc gia4. Những triết lý về việc sửa đổi hiến pháp của ông được trích dẫn một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về sửa đổi hiến pháp Mỹ. Người ta thường trích dẫn lại những lời này trong một bức thư mà Jefferson viết năm 1861 tuyên bố với Samuel Kercheval vai trò của ông đối với vấn đề thay đổi hiến pháp: “Một số người nhìn hiến pháp với một lòng sùng đạo quá mức, và tưởng rằng hiến pháp là một ánh hào quang của sự thỏa thuận, sợ không dám đụng vào chúng5. Họ gán cho các bậc tiền bối sự thông thái hơn con người, và nghĩ rằng những gì họ làm không thể sửa đổi… Tôi đương nhiên là không ủng hộ việc thay đổi luật và hiến pháp một cách thường xuyên và thiếu kinh nghiệm… Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, luật và các định chế phải song hành với sự phát triển của trí tuệ con người. Khi trí tuệ con người trở nên phát triển hơn, sáng suốt hơn, khi xuất hiện những khám phá mới, sự thật mới được phơi bày, cách cư xử và quan niệm thay đổi cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh, các định chế cũng phải tiến bộ theo… Mỗi thế hệ đều độc lập như những thế hệ đi trước… Vậy thì họ cũng phải có quyền, như các thế hệ trước, chọn cho mình một mô hình chính quyền mà họ tin rằng sẽ đem lại một cách tốt nhất hạnh phúc của riêng họ”6.
Tư tưởng hiến pháp của Jefferson gợi mở những cơ sở duy lý của việc sửa đổi hiến pháp ở Mỹ. Các nghiên cứu hiến pháp ở Mỹ về sau cụ thể hơn những lý do về mặt lý thuyết của việc sửa đổi hiến pháp. Tại sao hiến pháp phải được sửa đổi?
Học thuyết chủ quyền nhân dân được coi là cơ sở quan trọng của việc sửa đổi hiến pháp. Như được đề cập trong bức thư của Jefferson, người dân trong các thế hệ khác nhau phải có quyền lựa chọn mô hình chính quyền cho mình. Điều này cần phải truy nguyên đến học thuyết về chủ quyền nhân dân của John Locke được phát triển trong danh tác “Luận thuyết thứ hai về chính quyền”. Ban đầu, người Mỹ coi học thuyết chủ quyền nhân dân như một tảng nền lý thuyết để lập quốc7, rồi sau đó là cơ sở để xây dựng hiến pháp, và sau đó nữa, việc sửa đổi hiến pháp cũng dựa trên học thuyết này. Mặc dù tư tưởng chủ quyền nhân dân đã được người Mỹ nhận thức rõ rệt từ năm 1776 (thông qua Tuyên ngôn Độc lập), sự áp dụng học thuyết này để xây dựng nên các thể chế chính quyền chỉ diễn ra ở các thập kỷ tiếp theo. Dần dần, người ta nhận ra rằng học thuyết chủ quyền nhân dân đòi hỏi hiến pháp phải được soạn thảo bởi một đại hội phổ thông do dân chúng bầu, chứ không phải là một cơ quan lập pháp thường, và sau đó được phê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)