GD CD: STGT về Tôn giáo học.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT về Tôn giáo học. thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

MẤY VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN TÔN GIÁO HỌC
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
TS. TRẦN THỊ KIM OANH
Khoa Triết học – TrườngĐHKHXH&NV
Đại học Quốc gia Hà Nội

Đối với những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội thì không có nhiệm vụ nào cao quý và quan trọng hơn là được đem hiểu biết của mình đóng góp vào việc hình thành và tiếp sau đó thực hiện đường lối của Đảng trong tiến trình hội nhập văn hoá quốc tế hiện nay. Trong sự hội nhập văn hoá thì tôn giáo luôn đóng vai trò là những “người khách”tiên phong dẫn đường. Và lịch sử đã chứng minh, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời với nghìn năm văn hiến, “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đời sống kinh tế văn hoá xã hội luôn bị chi phối bởi nhiều học thuyết tư tưởng, đặc biệt là tôn giáo. Ngoài những tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, đời sống kinh tế văn hoá xã hội hiện nay của đất nước còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi một số tôn giáo ngoại nhập như: Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, Islam, đạo B’hai…
Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá, sự gia nhập “sân chơi”WTO của Việt Nam tháng 11-2006 cho thấy, một trong những hệ quả khả dĩ của vấn đề này là xu thế dòng người sẽ mang theo văn hoá tôn giáo của họ đổ vào Việt Nam, gây ra sự gia tăng về số lượng tín đồ các tôn giáo trong xã hội. Với tư cách là một hình thái của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng tôn giáo chịu sự quyết định của kinh tế. Tuy nhiên, tôn giáo cũng không thụ động, nó đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế,… Thậm chí tới cả thể chế chính trị của quốc gia.
Vì vậy, chính sách tôn giáo của Đảng luôn nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở từng bước phát triển kinh tế, nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Trong Hội nghị Trung ương (khoá IX) về công tác tôn giáo, Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, là một bộ phận quan trọng trong quan điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Đảng ta luôn nhất quán quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là những hình thức tín ngưỡng sinh hoạt tinh thần độc lập khác nhau của cộng đồng dân tộc, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của người dân, cho nên vấn đề tôn giáo đã, đang và sẽ là mối quan tâm của Đảng ta nhằm thực hiện mục tiêu đem lại cho nhân dân đời sống tinh thần phong phú, sinh động, nhưng vẫn đảm bảo về an ninh, trật tự.
Muốn vậy phải có một đội ngũ cán bộ đông đảo, có trình độ chuyên sâu về tôn giáo, nắm chắc quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu để không những truyền bá mà còn bảo vệ và phát triển lý luận macxit về tôn giáo, đưa đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đó, năm 2001, khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức có mã ngành giảng dạy môn tôn giáo học, tiền thân là môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học”, đáp ứng yêu cầu thực tế là cần phải có một bộ môn giảng dạy để đào tạo đội ngũ tri thức chuyên ngành tôn giáo phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo – một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp.
Từ cách đặt vấn đề như trên, bài viết có 3 phần cụ thể sau:
1. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội con người
2. Hiện trạng giảng dạy, nghiên cứu Tôn giáo học.
3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu Tôn giáo học.
1. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội con người
Tôn giáo là gì? Đây là một vấn đề xưa cũ nhưng cũng là một vấn đề thường xuyên mới. Người ta xem xét, nhận thức tôn giáo từ những không gian văn hoá và truyền thống tư tưởng khác nhau mà dẫn đến kết luận và giải đáp cũng rất khác nhau. Điều này làm nảy sinh ra vấn đề lý giải tôn giáo như thế nào?
Cho dù các nhà Triết học trước Mác, hay đến Mác, Hồ Chí Minh có đưa ra những định nghĩa lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)