GD CD: STGT Từ Lý Tự Trọng đến những trang sử Đoàn.
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT Từ Lý Tự Trọng đến những trang sử Đoàn. thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Từ Lý Tự Trọng đến những trang sử Đoàn
Ảnh Lý Tự Trọng thăm mộ Pham Hồng Thái( Nguồn: http://thcsdongdaquynhon.com/tintuc/vi/news/LIEN-DOI-TNTP-HCM/TU-LY-TU-TRONG-DEN-NHUNG-TRANG-SU-DOAN-101/ ).
Tấm ảnh chụp hiếm hoi của Lý Tự Trọng (người bên phải, nhìn ngang) trong lần thăm mộ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh chụp lại tư liệu của Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam
Từ Lý Tự Trọng đến những trang sử Đoàn
Anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh khi vừa 17 tuổi nhưng với lẽ sống của mình, anh đã trở thành người tiếp lửa cho hành trình 80 năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hành trình thực hiện bộ phim Người tiếp lửa như một cố gắng của báo Tuổi Trẻ để tìm kiếm và dựng lại tư liệu về ngọn lửa đã được người đoàn viên cộng sản đầu tiên thắp lên soi đường cho nhiều thế hệ mai sau.
Kỳ 1: Chân dung người tiếp lửa
Đa số thời gian trong 17 năm tuổi đời, anh Lý Tự Trọng sống trên đất Thái Lan và Trung Quốc nên câu chuyện về anh chỉ còn tìm được trong một số tài liệu. Nhưng may mắn, anh Trọng vẫn còn một người em kế là ông Lê Văn Đại, người gắn bó những tháng năm ấu thơ với anh ở làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), đã giúp chúng tôi dần vẽ lại chân dung người tiếp lửa Lý Tự Trọng.
Ký ức 90 năm
Một sáng rét đậm mùa đông Hà Nội, trong khu tập thể Thành Công A, ông Lê Văn Đại dậy từ sớm và ngồi đợi đoàn phim Người tiếp lửa. Đã 96 tuổi, tay run rẩy và chân không còn đi lại được nhưng câu chuyện về người anh kế của mình vẫn làm ông Đại phấn chấn hẳn. Và chuyện về anh Lý Tự Trọng vì thế chẳng cần một kịch bản nào, cứ thế tuôn chảy theo dòng ký ức đã 90 năm của ông Đại.
Đó là một ký ức không dài, chỉ đến năm ông Đại 7 tuổi và anh Lý Tự Trọng 9 tuổi, lúc anh Trọng được ông Thầu Chín (Bác Hồ) đưa qua Trung Quốc học tập. Ký ức ấy được ông Đại bắt đầu bằng một câu chuyện tếu táo: “Khi nớ, anh tui có được gọi bằng tên Trọng mô mà hay gọi là... Dái Khoan”. Có cái tên dân dã ấy là vì cha mẹ ông là ông Lê Hữu Đạt và bà Nguyễn Thị Sờm cưới nhau mãi rất lâu mới sinh được anh Trọng và tìm một cái tên xấu xí ghép với tên Khoan (tên thường gọi của cha anh Trọng) để gọi. Cái tên Dái Khoan là một chi tiết thú vị, bởi trước đó chúng tôi chưa từng được nghe trong tài liệu nào nhưng khi gặp ông Đại rồi sang Nakhon Phanom để quay những thước phim về ngôi nhà của cha mẹ anh Lý Tự Trọng, chúng tôi vẫn còn nghe người dân làng Bản Mạy nhắc tới, như một ký ức xưa cũ thân yêu về anh Lý Tự Trọng.
Ký ức dù ít ỏi nhưng vẫn làm ông Đại nhớ về tính tình hào sảng, hay giúp đỡ người khác đã có ở anh Trọng ngay từ lúc nhỏ. Lúc đó, như bao gia đình khác ở Bản Mạy, gia đình ông làm nông và phải nuôi trâu để cày cấy. Hai anh em Trọng - Đại thường phụ cha mẹ thả trâu ven hồ Noỏng Nhạt gần cánh đồng làng. Bọn trẻ lớn chăn trâu thường bắt nạt trẻ nhỏ hơn phải giữ trâu để chúng đi chơi. Anh Trọng không những không hùa theo mà còn đứng ra trông trâu cho đám em út để trâu không tràn ra ăn lúa.
Những năm tháng tuổi thơ thanh bình ấy của hai anh em Trọng - Đại tưởng sẽ không có gì biến động thì giữa năm 1923 ngôi trường Bản Đông do chí sĩ Việt kiều Đặng Thúc Hứa lập nên, nơi anh Trọng cùng nhiều con em Việt kiều Thái Lan theo học, bị cảnh sát Thái Lan và mật vụ Pháp bao vây và phải đóng cửa. Anh Trọng cùng một số học sinh khác theo ông Thầu Chín lên Xiềng Mày (một tỉnh miền đông bắc Thái Lan) học văn hóa và tiếng Hoa, rồi sau đó sang Quảng Châu, Trung Quốc tiếp tục học tập.
Ông Đại nói nếu ngày ấy ông đã có em và lớn thêm chút nữa thì cha mẹ ông đã đồng ý để ông Thầu Chín đưa ông đi cùng anh Trọng, cuộc đời cách mạng về sau biết đâu đã khác. Ngày anh Trọng đi ông khóc lóc, van nài đòi đi theo, mẹ ông phải dỗ dành nói anh Trọng chỉ theo ông Thầu Chín lên Xiềng Mày học ít lâu rồi lại về.
Nhưng ngày đó, gần 90 năm rồi, mãi mãi đã trở thành ký ức cuối cùng về anh Trọng trong ông.
Cội nguồn người anh hùng
Ở xóm 3, xã Việt Xuyên (xưa là thôn Hưng Long, xã Thạch Minh), Thạch Hà,
Ảnh Lý Tự Trọng thăm mộ Pham Hồng Thái( Nguồn: http://thcsdongdaquynhon.com/tintuc/vi/news/LIEN-DOI-TNTP-HCM/TU-LY-TU-TRONG-DEN-NHUNG-TRANG-SU-DOAN-101/ ).
Tấm ảnh chụp hiếm hoi của Lý Tự Trọng (người bên phải, nhìn ngang) trong lần thăm mộ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh chụp lại tư liệu của Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam
Từ Lý Tự Trọng đến những trang sử Đoàn
Anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh khi vừa 17 tuổi nhưng với lẽ sống của mình, anh đã trở thành người tiếp lửa cho hành trình 80 năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hành trình thực hiện bộ phim Người tiếp lửa như một cố gắng của báo Tuổi Trẻ để tìm kiếm và dựng lại tư liệu về ngọn lửa đã được người đoàn viên cộng sản đầu tiên thắp lên soi đường cho nhiều thế hệ mai sau.
Kỳ 1: Chân dung người tiếp lửa
Đa số thời gian trong 17 năm tuổi đời, anh Lý Tự Trọng sống trên đất Thái Lan và Trung Quốc nên câu chuyện về anh chỉ còn tìm được trong một số tài liệu. Nhưng may mắn, anh Trọng vẫn còn một người em kế là ông Lê Văn Đại, người gắn bó những tháng năm ấu thơ với anh ở làng Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), đã giúp chúng tôi dần vẽ lại chân dung người tiếp lửa Lý Tự Trọng.
Ký ức 90 năm
Một sáng rét đậm mùa đông Hà Nội, trong khu tập thể Thành Công A, ông Lê Văn Đại dậy từ sớm và ngồi đợi đoàn phim Người tiếp lửa. Đã 96 tuổi, tay run rẩy và chân không còn đi lại được nhưng câu chuyện về người anh kế của mình vẫn làm ông Đại phấn chấn hẳn. Và chuyện về anh Lý Tự Trọng vì thế chẳng cần một kịch bản nào, cứ thế tuôn chảy theo dòng ký ức đã 90 năm của ông Đại.
Đó là một ký ức không dài, chỉ đến năm ông Đại 7 tuổi và anh Lý Tự Trọng 9 tuổi, lúc anh Trọng được ông Thầu Chín (Bác Hồ) đưa qua Trung Quốc học tập. Ký ức ấy được ông Đại bắt đầu bằng một câu chuyện tếu táo: “Khi nớ, anh tui có được gọi bằng tên Trọng mô mà hay gọi là... Dái Khoan”. Có cái tên dân dã ấy là vì cha mẹ ông là ông Lê Hữu Đạt và bà Nguyễn Thị Sờm cưới nhau mãi rất lâu mới sinh được anh Trọng và tìm một cái tên xấu xí ghép với tên Khoan (tên thường gọi của cha anh Trọng) để gọi. Cái tên Dái Khoan là một chi tiết thú vị, bởi trước đó chúng tôi chưa từng được nghe trong tài liệu nào nhưng khi gặp ông Đại rồi sang Nakhon Phanom để quay những thước phim về ngôi nhà của cha mẹ anh Lý Tự Trọng, chúng tôi vẫn còn nghe người dân làng Bản Mạy nhắc tới, như một ký ức xưa cũ thân yêu về anh Lý Tự Trọng.
Ký ức dù ít ỏi nhưng vẫn làm ông Đại nhớ về tính tình hào sảng, hay giúp đỡ người khác đã có ở anh Trọng ngay từ lúc nhỏ. Lúc đó, như bao gia đình khác ở Bản Mạy, gia đình ông làm nông và phải nuôi trâu để cày cấy. Hai anh em Trọng - Đại thường phụ cha mẹ thả trâu ven hồ Noỏng Nhạt gần cánh đồng làng. Bọn trẻ lớn chăn trâu thường bắt nạt trẻ nhỏ hơn phải giữ trâu để chúng đi chơi. Anh Trọng không những không hùa theo mà còn đứng ra trông trâu cho đám em út để trâu không tràn ra ăn lúa.
Những năm tháng tuổi thơ thanh bình ấy của hai anh em Trọng - Đại tưởng sẽ không có gì biến động thì giữa năm 1923 ngôi trường Bản Đông do chí sĩ Việt kiều Đặng Thúc Hứa lập nên, nơi anh Trọng cùng nhiều con em Việt kiều Thái Lan theo học, bị cảnh sát Thái Lan và mật vụ Pháp bao vây và phải đóng cửa. Anh Trọng cùng một số học sinh khác theo ông Thầu Chín lên Xiềng Mày (một tỉnh miền đông bắc Thái Lan) học văn hóa và tiếng Hoa, rồi sau đó sang Quảng Châu, Trung Quốc tiếp tục học tập.
Ông Đại nói nếu ngày ấy ông đã có em và lớn thêm chút nữa thì cha mẹ ông đã đồng ý để ông Thầu Chín đưa ông đi cùng anh Trọng, cuộc đời cách mạng về sau biết đâu đã khác. Ngày anh Trọng đi ông khóc lóc, van nài đòi đi theo, mẹ ông phải dỗ dành nói anh Trọng chỉ theo ông Thầu Chín lên Xiềng Mày học ít lâu rồi lại về.
Nhưng ngày đó, gần 90 năm rồi, mãi mãi đã trở thành ký ức cuối cùng về anh Trọng trong ông.
Cội nguồn người anh hùng
Ở xóm 3, xã Việt Xuyên (xưa là thôn Hưng Long, xã Thạch Minh), Thạch Hà,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)