GD CD: STGT TL phổ biến pháp luật cho HS phổ thông.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT TL phổ biến pháp luật cho HS phổ thông. thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ


ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
( Nguồn: http://moj.gov.vn/pbgdpl/Pages/decuong.aspx ).


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách, Văn bản số 485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 Khoá VIII đã yêu cầu nghiên cứu thiết lập hệ thống dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo trên, ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 734/TTg thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Sau 8 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg, đã có 64 Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở cấp tỉnh, 938 Chi nhánh, Tổ trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, với 483 Chuyên viên và 7.269 Cộng tác viên. Đã có trên 634.773 vụ việc được trợ giúp pháp lý và hàng chục triệu lượt người được tuyên truyền, giải đáp pháp luật.
Thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý cho thấy đây là chính sách hợp lòng dân, phù hợp với đạo lý của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới; giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, thể hiện tính ưu việt của pháp luật và của chế độ ta.
Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế cũng như thực tiễn phát triển mạnh mẽ của công tác trợ giúp pháp lý, pháp luật hiện hành về trợ giúp pháp lý đã tỏ ra không còn phù hợp, đòi hỏi phải được pháp điển hoá, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể là:
Thứ nhất, trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách xã hội thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đặc biệt là những người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt (người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa), nhưng đến nay vẫn chưa được thể chế hoá trong luật.
Thứ hai, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia công tác trợ giúp pháp lý. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ngày càng lớn, trong khi Nhà nước vẫn còn thiếu những cơ chế, chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này, cũng như nâng cao trách nhiệm của hoạt động công vụ trong việc giải quyết các công việc của người dân.
Thứ ba, phần lớn nhu cầu trợ giúp pháp lý xuất phát từ cơ sở nhưng hiện nay, các tổ chức trợ giúp pháp lý mới chỉ được thành lập đến cấp tỉnh, mô hình trợ giúp pháp lý ở cấp huyện, xã chưa được xác định nên những người được trợ giúp pháp lý còn khó khăn trong việc tiếp cận với các tổ chức trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Đội ngũ luật sư còn mỏng, rất thiếu ở vùng sâu, vùng xa, trong khi pháp luật tố tụng chưa quy định việc các chuyên viên trợ giúp pháp lý của Nhà nước được tham gia tố tụng. Yêu cầu của cải cách tư pháp đòi hỏi phải tạo lập hành lang pháp lý bảo đảm cho người được trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nhất là khi vụ việc cần được giải quyết tại các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ năm, thiếu sự phân định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, các ngành, các cấp nên việc tham gia của các cơ quan này trong hoạt động trợ giúp pháp lý còn rất hạn chế, đặc biệt là trong việc giải quyết dứt điểm vụ việc trợ giúp pháp lý.
Thứ sáu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)