GD CD: STGT TH về đường Hồ Chí Minh trên biển.
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT TH về đường Hồ Chí Minh trên biển. thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Top of Form
Tàu Phương Đông 1 và con đường Hồ Chí Minh trên biển
QĐND - Thứ Sáu, 12/08/2011, 20:58 (GMT+7)
( Ngu ồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/301/302/302/157287/Default.aspx ).
In trang này
QĐND Online - Cuối những năm 50 đầu năm 1960, phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, khiến nhu cầu vũ khí cho chiến trường miền Nam lúc này rất lớn. Trước tình hình đó, Trung ương quyết định xây dựng 2 tuyến đường huyết mạch để tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam: Đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy Trường Sơn và Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đoàn 759 được thành lập tháng 7-1959 trong bối cảnh vũ khí, đạn dược không thể vận chuyển vào sâu chiến trường phía Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đất liền.
Thuyền trưởng Lê Văn Một
Tuy nhiên, trước khi Đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành và sự chi viện từ Bắc vào Nam được liền mạch, chúng ta đã phải chịu những hy sinh, mất mát. Đó là chuyến vận chuyển 5 tấn vũ khí thất bại của "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh" vào Khu 5 đêm 30 Tết Canh Tý (1960). Song cũng từ thất bại, ta đã rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sâu sắc. Sau đó, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và đưa thuyền ra Bắc để nhận vũ khí.
Từ cuối năm 1961, đầu năm 1962, lần lượt 6 thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Bà Rịa, Trà Vinh đã thoát được sự kiểm soát của Hải quân Mỹ-Ngụy, vượt biển Đông ra miền Bắc an toàn. Để tránh những thất bại đáng tiếc, Trung ương còn cử đồng chí Bông Văn Dĩa vào khảo sát các bến đáp hàng ở Nam bộ. Sau khi đã nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng Bộ Chính trị khẳng định: Có thể vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.
Ngày 11-10-1962, tại Thung Lũng Xanh, thuộc Đồ Sơn, Hải Phòng, con tàu gỗ Phương Đông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên lặng lẽ nhổ neo ra khơi, hướng về phía Nam. Con tàu chở 30 tấn vũ khí, mang theo cả niềm tin mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc gửi gắm tới đồng bào miền Nam. Sau 9 ngày, tàu Phương Đông đã cập bến Vàm Lũng, Cà Mau. Cùng với chuyến đi mở đường đã thành công, Thuyền trưởng Lê Văn Một, Chính trị viên Bông Văn Dĩa và thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1 đã ghi chiến công đầu tiên trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, con đường vận tải chiến lược của ta trên biển Đông.
Ông Ngô Văn Tân hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh là người trẻ tuổi nhất trên con tàu Phương Đông 1 năm ấy kể lại rằng, trước giờ tàu xuất phát, Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đến căn dặn 12 thành viên con tàu gỗ Phương Đông 1: “Đây là chuyến đi đầu tiên nên cực kỳ quan trọng. Đây là một việc hệ trọng và lâu dài, do vậy nếu gặp địch phải khôn khéo, mưu trí, trường hợp xấu phải hủy hàng, hủy tàu để giữ bí mật con đường. Các đồng chí nên nhớ, người đi lo một, người ở lại chờ tin, lo mười...”.
Trong Nhật ký "Thuyền trưởng tàu Không số đầu tiên trên biển Đông", Thuyền trưởng Lê Văn Một đã kể lại hải trình đầu tiên đó. Thủy thủ đoàn trên con tàu không số năm nào đã gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm trước sóng gió của biển khơi, đã mưu trí, dũng cảm, khôn khéo thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù trong suốt hải trình 9 ngày đêm.
Thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1
Năm 2007, trong lần đi công tác Cần Thơ, tôi đã may mắn được gặp ông Sáu Lai, một trong thành viên của tàu Phương Đông 1 và được nghe ông kể rằng: “Có lúc gặp tàu địch bám theo hướng chạy của ta, chúng nã pháo dữ dội. Anh em nhanh trí xổ cả buồm lái và mũi cho thuyền căng gió lướt trên ngọn sóng. Thuyền trưởng Một phát lệnh chiến đấu. Toàn tàu xác định, khi cần dùng tốc độ vượt lên, để tàu địch phía sau, rồi cho nổ bom phá áp tàu giặc, dùng tiểu liên, lựu đạn đánh địch, người lái thì cứ cho tàu chạy thoát. Nếu không thoát thì cho nổ 3 trái bom còn lại, quyết không để tàu và vũ khí rơi vào tay giặc. Ông Một và ông Dĩa đã bàn bạc, nếu địch bắt cả tàu thì lợi dụng trời tối cắt dây cho
Tàu Phương Đông 1 và con đường Hồ Chí Minh trên biển
QĐND - Thứ Sáu, 12/08/2011, 20:58 (GMT+7)
( Ngu ồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/301/302/302/157287/Default.aspx ).
In trang này
QĐND Online - Cuối những năm 50 đầu năm 1960, phong trào cách mạng ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, khiến nhu cầu vũ khí cho chiến trường miền Nam lúc này rất lớn. Trước tình hình đó, Trung ương quyết định xây dựng 2 tuyến đường huyết mạch để tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam: Đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy Trường Sơn và Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đoàn 759 được thành lập tháng 7-1959 trong bối cảnh vũ khí, đạn dược không thể vận chuyển vào sâu chiến trường phía Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đất liền.
Thuyền trưởng Lê Văn Một
Tuy nhiên, trước khi Đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành và sự chi viện từ Bắc vào Nam được liền mạch, chúng ta đã phải chịu những hy sinh, mất mát. Đó là chuyến vận chuyển 5 tấn vũ khí thất bại của "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh" vào Khu 5 đêm 30 Tết Canh Tý (1960). Song cũng từ thất bại, ta đã rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sâu sắc. Sau đó, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam Bộ chuẩn bị bến bãi và đưa thuyền ra Bắc để nhận vũ khí.
Từ cuối năm 1961, đầu năm 1962, lần lượt 6 thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Bà Rịa, Trà Vinh đã thoát được sự kiểm soát của Hải quân Mỹ-Ngụy, vượt biển Đông ra miền Bắc an toàn. Để tránh những thất bại đáng tiếc, Trung ương còn cử đồng chí Bông Văn Dĩa vào khảo sát các bến đáp hàng ở Nam bộ. Sau khi đã nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng Bộ Chính trị khẳng định: Có thể vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.
Ngày 11-10-1962, tại Thung Lũng Xanh, thuộc Đồ Sơn, Hải Phòng, con tàu gỗ Phương Đông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên lặng lẽ nhổ neo ra khơi, hướng về phía Nam. Con tàu chở 30 tấn vũ khí, mang theo cả niềm tin mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc gửi gắm tới đồng bào miền Nam. Sau 9 ngày, tàu Phương Đông đã cập bến Vàm Lũng, Cà Mau. Cùng với chuyến đi mở đường đã thành công, Thuyền trưởng Lê Văn Một, Chính trị viên Bông Văn Dĩa và thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1 đã ghi chiến công đầu tiên trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, con đường vận tải chiến lược của ta trên biển Đông.
Ông Ngô Văn Tân hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh là người trẻ tuổi nhất trên con tàu Phương Đông 1 năm ấy kể lại rằng, trước giờ tàu xuất phát, Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đến căn dặn 12 thành viên con tàu gỗ Phương Đông 1: “Đây là chuyến đi đầu tiên nên cực kỳ quan trọng. Đây là một việc hệ trọng và lâu dài, do vậy nếu gặp địch phải khôn khéo, mưu trí, trường hợp xấu phải hủy hàng, hủy tàu để giữ bí mật con đường. Các đồng chí nên nhớ, người đi lo một, người ở lại chờ tin, lo mười...”.
Trong Nhật ký "Thuyền trưởng tàu Không số đầu tiên trên biển Đông", Thuyền trưởng Lê Văn Một đã kể lại hải trình đầu tiên đó. Thủy thủ đoàn trên con tàu không số năm nào đã gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm trước sóng gió của biển khơi, đã mưu trí, dũng cảm, khôn khéo thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù trong suốt hải trình 9 ngày đêm.
Thủy thủ đoàn thuộc tàu Phương Đông 1
Năm 2007, trong lần đi công tác Cần Thơ, tôi đã may mắn được gặp ông Sáu Lai, một trong thành viên của tàu Phương Đông 1 và được nghe ông kể rằng: “Có lúc gặp tàu địch bám theo hướng chạy của ta, chúng nã pháo dữ dội. Anh em nhanh trí xổ cả buồm lái và mũi cho thuyền căng gió lướt trên ngọn sóng. Thuyền trưởng Một phát lệnh chiến đấu. Toàn tàu xác định, khi cần dùng tốc độ vượt lên, để tàu địch phía sau, rồi cho nổ bom phá áp tàu giặc, dùng tiểu liên, lựu đạn đánh địch, người lái thì cứ cho tàu chạy thoát. Nếu không thoát thì cho nổ 3 trái bom còn lại, quyết không để tàu và vũ khí rơi vào tay giặc. Ông Một và ông Dĩa đã bàn bạc, nếu địch bắt cả tàu thì lợi dụng trời tối cắt dây cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)