GD CD: STGT Sự PT các quan điểm GD hiện đại

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT Sự PT các quan điểm GD hiện đại thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC VIỆT NAM
Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần đây
TS. Jonathan D. London

Hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Bài viết này khám phá sự phát triển của lĩnh vực giáo dục. Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động xã hội nhằm truyền đạt kiến thức, các kỹ năng và các giá trị đạo đức. Với cách hiểu như vậy giáo dục có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và trong các môi trường khác nhau. Trong bài tiểu luận này chúng tôi chủ yếu tập trung xem xét hệ thống giáo dục của Việt Nam theo cách hiểu nó như là một thể thống nhất của các quá trình và các thể chế hành các hoạt động của trường học, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam, các đầu ra xã hội và giáo dục của các quá trình này.
Nền giáo dục của Việt Nam đã trải qua hơn một nghìn năm lịch sử và thực sự trở thành một hệ thống có tổ chức được hơn 500 năm nay. Đối với việc xem xét nền giáo dục đương đại của Việt nam, chúng ta đồng thời phải hiểu rõ cả hai: sự khác biệt của các vùng miền khác nhau trong các hệ thống giáo dục ở Việt Nam trong thể kỉ 19- 20 cũng như các vấn đề chính trị của giáo dục ở giai đoạn này.
Giáo dục Việt Nam chịu tác động rất lớn của các điều kiện lịch sử xảy ra ở thể kỉ 19 - 20 như: sự phát triển và suy tàn của hệ tư tưởng Nho giáo; chủ nghĩa thực dân nửa phong kiến cùng các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20; sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa năm 1945, các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập trong thế kỷ 20, quá trình phát triển rồi đi đến sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, và gần đây nhất là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường theo định hướng của chủ nghĩa Mác – Lê nin . Nhìn chung, những biến động phức tạp của lịch sử đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền giáo dục Việt nam. Đặc biệt từ những năm 1980 trở lại đây, cơ chế mở cửa đã đem lại cho giáo dục những thay đổi sâu sắc.
Bài tiểu luận này được viết vào thời điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế trong hai thập kỉ qua đã tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển nhanh chóng về quy mô lẫn chất lượng . Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu của đất nước. Vì vậy, hiện nay nổ ra các cuộc tranh luận rất gay gắt với những quan điểm trái ngược nhau về thực trạng của giáo dục, các nguyên nhân và cách giải quyết đối với những vấn đề của giáo dục.
Các cuộc tranh luận nói trên dường như được thúc đẩy và liên quan tới ba vấn đề quan trọng đáng chú ý: Thứ nhất là mối tương quan giữa giáo dục và cuộc sống sinh tồn. Có thể nhận thấy, Việt nam đã trở nên thịnh vượng hơn, cơ hội cho trẻ em đến trường đã từng bước tăng lên đáng kể. Cũng vì thế những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nhiều hơn trước. Trong khi đó sự phân bố, chi phí, chất lượng, và khả năng tiếp cận những vấn đề khác nhau của giáo dục lại không đồng đều giữa các vùng miền, các khu vực dân cư khác nhau. Cũng như ở các nước khác, Giáo dục tại Việt Nam từ lâu được xem là con đường để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một xã hội thịnh vượng hơn. Nhưng đôi khi ở một số nơi giáo dục cũng có thể là rào cản cho những đổi thay và phát triển của xã hội, có thể ví nó giống như một cỗ máy được sắp đặt khổng lồ làm tồn tại, nảy sinh những bất công trong xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh chóng cùng với sự thay đổi về mặt địa lý hành chính, giáo dục cũng như tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội luôn tồn tại mâu thuẫn giữa mong muốn, nhu cầu với khả năng đáp ứng của thực tại.
Thứ hai là các tranh luận về các vấn đề liên quan đến các chính sách giáo dục.Tuy đã có một số thống nhất về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và cũng như sự cần thiết việc thực hiện các biện pháp phải tiếp tục các cải cách cho giáo dục Việt nam, thì vẫn còn có nhiều mâu thuẫn trong việc xác định nhữngcác phương hướng thay đổi cần phảcần thiết i tiến hành mang tính lâu dài cho giáo dục. Hiện nay, ở Việt nam mặc dù vẫn tồn tại các quan điểm bảo thủ, tư tưởng quan liêu, bè phái dường như tiếp tục thúc đẩy sự trì trệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)