GD CD: STGT ST công tác bảo vệ môi trường
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT ST công tác bảo vệ môi trường thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Top of Form
SỔ TAY CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
18/11/2009
( Nguồn: http://www.cuuchienbinh.com.vn/default.aspx ).
Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho tổ chức Hội và hội viên Cựu chiến binh các cấp.
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây cũng là thời gian chúng ta phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề này.
Trong nhiều năm qua, Hội Cựu chiến binh (HCCB) Việt Nam đã có nhiều hoạt động góp phần vào công tác bảo vệ môi trường. Ngày 25/12/2006, HCCB Việt Nam cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Nghị quyết Liên tịch số 05/2006/NQLT-CCB-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường với mục đích:
· Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh;
· Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Cựu chiến binh trong công tác bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu, chương trình Hội Cựu chiến binh giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;
· Xây dựng và nhân rộng các mô hình hội viên Hội Cựu chiến binh tham gia có hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường;
· Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho Hội CCB.
Sổ tay Công tác Bảo vệ môi trường có thể chưa đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của Hội Cựu chiến binh trong công tác BVMT, nhưng sẽ giúp ích một phần nhỏ cho Cựu chiến binh nói chung và các đồng chí trong việc tham gia BVMT ở địa phương cũng như thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Nghị quyết Liên tịch mà Hội đã ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Do biên soạn lần đầu nên cuốn Sổ tay không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, trong quá trình vận dụng thực hiện, mong các đồng chí hội viên Hội CCB đóng góp ý kiến để Ban biên soạn tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung cho lần tái bản sau được hoàn thiện hơn nữa.
Ban biên soạn
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CN : Công nghệ
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GDP : Tổng thu nhập Quốc dân
HCCB : Hội Cựu chiến binh
IPCC : Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
KNK : Khí nhà kính
KSH : Khí sinh học
MT : Môi trường
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
LHQ : Liên hợp quốc
PTBV : Phát triển bền vững
WMO : Tổ chức Khí tượng Thế giới
SH : Sinh học
TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.
UBND : Ủy ban nhân dân
VSV : Vi sinh vật.
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ: đất, nước, biển, rừng, khoáng sản, khí hậu, sinh vật, …(Lê Văn Khoa, “Khoa học môi trường”, NXBGD, 2006).
Mỗi loại TNTN có đặc điểm riêng, nhưng có hai đặc điểm chung:
a, Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên.
b, Đại bộ phận TNTN có giá
SỔ TAY CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
18/11/2009
( Nguồn: http://www.cuuchienbinh.com.vn/default.aspx ).
Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho tổ chức Hội và hội viên Cựu chiến binh các cấp.
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây cũng là thời gian chúng ta phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề này.
Trong nhiều năm qua, Hội Cựu chiến binh (HCCB) Việt Nam đã có nhiều hoạt động góp phần vào công tác bảo vệ môi trường. Ngày 25/12/2006, HCCB Việt Nam cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Nghị quyết Liên tịch số 05/2006/NQLT-CCB-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường với mục đích:
· Nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh;
· Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Cựu chiến binh trong công tác bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu, chương trình Hội Cựu chiến binh giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;
· Xây dựng và nhân rộng các mô hình hội viên Hội Cựu chiến binh tham gia có hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường;
· Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Liên tịch nói trên, Hội Cựu chiến binh Việt Nam biên soạn cuốn “Sổ tay công tác Bảo vệ môi trường” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường; cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường cho Hội CCB.
Sổ tay Công tác Bảo vệ môi trường có thể chưa đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của Hội Cựu chiến binh trong công tác BVMT, nhưng sẽ giúp ích một phần nhỏ cho Cựu chiến binh nói chung và các đồng chí trong việc tham gia BVMT ở địa phương cũng như thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ môi trường trong Nghị quyết Liên tịch mà Hội đã ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Do biên soạn lần đầu nên cuốn Sổ tay không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, trong quá trình vận dụng thực hiện, mong các đồng chí hội viên Hội CCB đóng góp ý kiến để Ban biên soạn tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung cho lần tái bản sau được hoàn thiện hơn nữa.
Ban biên soạn
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CN : Công nghệ
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GDP : Tổng thu nhập Quốc dân
HCCB : Hội Cựu chiến binh
IPCC : Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
KNK : Khí nhà kính
KSH : Khí sinh học
MT : Môi trường
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
LHQ : Liên hợp quốc
PTBV : Phát triển bền vững
WMO : Tổ chức Khí tượng Thế giới
SH : Sinh học
TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc.
UBND : Ủy ban nhân dân
VSV : Vi sinh vật.
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ: đất, nước, biển, rừng, khoáng sản, khí hậu, sinh vật, …(Lê Văn Khoa, “Khoa học môi trường”, NXBGD, 2006).
Mỗi loại TNTN có đặc điểm riêng, nhưng có hai đặc điểm chung:
a, Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên.
b, Đại bộ phận TNTN có giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)