GD CD: STGT PT GD so sánh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: GD CD: STGT PT GD so sánh thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Phát triển giáo dục so sánh trong bối cảnh Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập .
( Theo nguồn: http://www.ier.edu.vn/content/view/114/165/ ).




03-04-2008

 Bài viết lấy ra từ Niêm Giám Khoa học 2006-2007 của Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP Tp. HCM.
Năm 2007 đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của VN. Việc VN gia nhập WTO đã kết thúc một cách căn bản thời kỳ Đổi Mới, đưa VN thực sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, mở ra cho VN và giáo dục VN những cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh này giáo dục VN sẽ nhận được nhiều nguồn đầu tư hơn, các trường đại học và cơ sở đào tạo có nhiều đầu mối liên kết, hợp tác hơn, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để du học hoặc tìm kiếm học bổng của các trường đại học ngoại quốc. Nhưng trên hết nhờ hội nhập, giáo dục VN sẽ đặt mình vào hệ thống chung của giáo dục toàn cầu, đánh giá mình theo những chuẩn mực phổ biến chứ không phải những tiêu chí có tính chất biệt lập, từ triết lý giáo dục cho đến nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy.
Hội nhập là cơ hội để biết thế giới đang đi đến đâu và cũng là cơ hội để nhận ra mình. Biết người, biết mình - đó chính là cái lõi của giáo dục so sánh (GDSS). Theo nghĩa đó phát triển GDSS cũng là một yêu cầu của hội nhập. Muốn hội nhập phải có sự hiểu biết lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc chung thừa nhận sự tương đồng phổ biến đồng thời chứng minh tính độc đáo, bản sắc riêng của mỗi nền giáo dục ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. So sánh với chính mình cũng chính là một cách so sánh. Ở VN lâu nay chúng ta thường làm như vậy. Có nhiều công trình đưa ra những số liệu và phân tích chứng tỏ VN đã phát triển một bước dài so với thời kỳ phong kiến hoặc so với đầu thế kỷ trước, khi VN còn là thuộc địa của thực dân Pháp, những nghiên cứu so sánh như vậy hết sức bổ ích, nói lên được những thành tựu của giáo dục VN xét trên bình diện lịch sử. Tuy nhiên để thấy hết giá trị của những thành tựu ấy cần so sánh không chỉ về phương diện thời gian mà cả về phương diện không gian và điều này trở nên đặc biệt quan trọng và cấp bách đối với một nền giáo dục trong bối cảnh đất nước bước vào hội nhập. Những tiến bộ về phương diện lịch sử nếu mang tính cục bộ và không được đặt trong bối cảnh của thế giới đang phát triển sẽ hạn chế chính sự phát triển của dân tộc.
So sánh nói chung và phát triển giáo dục nói riêng vừa là đòi hỏi của hội nhập đồng thời cũng là dấu hiệu, thước đo của sự hội nhập. Đối với một dân tộc đang bắt đầu "bước ra biển lớn"*, mạnh dạn so sánh nền giáo dục mình với các nền giáo dục khác một cách bình đẳng và toàn diện chứng tỏ không chỉ tinh thần học hỏi để hiểu biết mà trên hết là quyết tâm đổi mới, lòng dũng cảm muốn từ bỏ những định kiến và giáo điều cũ, vượt lên trên cả sự mặc cảm lẫn lòng tự hào nhiều khi quá mức của chính mình. Bởi vậy đã so sánh thì không phải chỉ so sánh những mặt tốt, những điểm mạnh mà phải so sánh toàn diện kể cả điểm mạnh và điểm yếu. So sánh không phải chỉ để chứng minh tính ưu việt của nền giáo dục VN hay sự yếu kém của một giáo dục nào đó. Ở đây tính khách quan khoa học là nguyên tắc quan trọng nhất. Những so sánh trên tinh thần bình đẳng và nguyên tắc khách quan khoa học sẽ góp phần phát triển giáo dục VN theo hướng hội nhập, đi vào quỹ đạo chung của các nền giáo dục tiên tiến. Muốn so sánh thì phải hội nhập. Hội nhập càng nhiều thì càng có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, để so sánh.
Phát triển GDSS là một đòi hỏi cấp bách đối với giáo dục VN. Trước hết nó thúc đẩy việc nhận diện thực trạng của giáo dục VN một cách chính xác hơn. Hiện nay đang tồn tại những đánh giá rất khác nhau về thực trạng giáo dục. Tuy nhiên phần lớn những nhận xét, đánh giá như vậy không dựa trên những nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Những nhà hoạch định chính sách không quan tâm hoặc không tìm thấy sự hỗ trợ đầy đủ và tin cậy của giới nghiên cứu giáo dục. Bản thân các công trình nghiên cứu phần lớn mang tính cục bộ và ít đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Trong tình hình đó việc nghiên cứu so sánh sẽ làm cho những nghiên cứu về giáo dục trong nước không bị bó hẹp trong cái nhìn có tính chất địa phương mà có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)