GD CD: ST Tìm hiểu TTHCM về MSVĐ quốc tế
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
89
Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Tìm hiểu TTHCM về MSVĐ quốc tế thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế – Phần 1
( Nguồn: http://tennguoidepnhat.wordpress.com/2011/11/18/tim-hi%e1%bb%83u-t%c6%b0-t%c6%b0%e1%bb%9fng-h%e1%bb%93-chi-minh-v%e1%bb%81-m%e1%bb%99t-s%e1%bb%91-v%e1%ba%a5n-d%e1%bb%81-qu%e1%bb%91c-t%e1%ba%bf-ph%e1%ba%a7n-1/ ).
(Ảnh sưu tầm).
I . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI THẾ GIỚI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM – NỘI DUNG CƠ BẢN
Đánh giá những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế giới, nǎm 1980, Rômét Chanđra – nguyên Chủ tịch Hội đồng hoà bình thế giới đã viết: “Ngọn cờ Hồ Chí Minh đang được giương cao bởi tất cả các dân tộc, tất cả các hiệp hội và tổ chức quần chúng, tất cả những cá nhân, tất cả những ai hoạt động vì hoà bình, vì độc lập dân tộc và tự do, vì dân chủ và nhân dân, vì công bằng xã hội và kinh tế”.
Đó là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong sự phát triển của xã hội loài người. Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là gì, được hình thành ra sao ? Vì sao tư tưởng đó lại trở thành “ngọn cờ của tất cả các dân tộc”?.
Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận khác trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng. Một số nhà nghiên cứu bằng cách nhìn vào hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh ở một thời điểm nào đó, hoặc cống hiến của Người trong một lĩnh vực nào đó của phong trào cách mạng thế giới, rồi khái quát, xác định tư tưởng đối với thế giới của Người.
Có người cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là tư tưởng hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc; người khác thì khẳng định đó là tư tưởng về “giải phóng dân tộc”, về “cách mạng thế giới”. Tóm lại, có người quá nhấn mạnh đến tư tưởng về cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh, lại có người phủ nhận giá trị phổ biến của tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc và cho rằng tư tưởng đó chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực đều có quá trình hình thành và phát triển của nó. Các quá trình đó lại không xuất hiện cùng một lúc mà nảy sinh trong những điều kiện cụ thể. Việc tìm hiểu những cơ sở, điều kiện vật chất khách quan cần phải có cứ liệu khoa học. Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh ít viết về mình, về cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều nước, những cống hiến cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ những vấn đề độc lập, dân sinh, dân chủ của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đến những vấn đề chiến tranh, hoà bình, xã hội tiến bộ, vǎn minh mà cả nhân loại quan tâm.
Tài liệu về những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh hiện cũng chưa công bố nhiều, lại phải tiến hành việc xác định tính chân thực của nó, đặc biệt các tài liệu ở nước ngoài. Vì vậy, khái quát rút ra quá trình hình thành, bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là một vấn đề không dễ. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trước hết cần làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử – cơ sở quan trọng làm nảy sinh tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng.
1. Bối cảnh lịch sử của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là thời kỳ chuyển biến hết sức quan trọng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhiều sự kiện lớn dồn dập diễn ra ở khắp các châu lục. Sau cuộc đàn áp đẫm máu Công xã Pari 1871 – cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản – trong điều kiện tương đối hoà bình, chủ nghĩa tư bản phát triển khá nhanh chóng, sôi động và chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Chủ nghĩa đế quốc đã được xác lập ở hầu hết các nước tư bản lớn của châu Âu và Bắc Mỹ, với những đặc điểm chính: sự tập trung sản xuất và tư bản; các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước; các
( Nguồn: http://tennguoidepnhat.wordpress.com/2011/11/18/tim-hi%e1%bb%83u-t%c6%b0-t%c6%b0%e1%bb%9fng-h%e1%bb%93-chi-minh-v%e1%bb%81-m%e1%bb%99t-s%e1%bb%91-v%e1%ba%a5n-d%e1%bb%81-qu%e1%bb%91c-t%e1%ba%bf-ph%e1%ba%a7n-1/ ).
(Ảnh sưu tầm).
I . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI THẾ GIỚI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM – NỘI DUNG CƠ BẢN
Đánh giá những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế giới, nǎm 1980, Rômét Chanđra – nguyên Chủ tịch Hội đồng hoà bình thế giới đã viết: “Ngọn cờ Hồ Chí Minh đang được giương cao bởi tất cả các dân tộc, tất cả các hiệp hội và tổ chức quần chúng, tất cả những cá nhân, tất cả những ai hoạt động vì hoà bình, vì độc lập dân tộc và tự do, vì dân chủ và nhân dân, vì công bằng xã hội và kinh tế”.
Đó là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong sự phát triển của xã hội loài người. Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là gì, được hình thành ra sao ? Vì sao tư tưởng đó lại trở thành “ngọn cờ của tất cả các dân tộc”?.
Hiện nay có nhiều phương pháp tiếp cận khác trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng. Một số nhà nghiên cứu bằng cách nhìn vào hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh ở một thời điểm nào đó, hoặc cống hiến của Người trong một lĩnh vực nào đó của phong trào cách mạng thế giới, rồi khái quát, xác định tư tưởng đối với thế giới của Người.
Có người cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là tư tưởng hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc; người khác thì khẳng định đó là tư tưởng về “giải phóng dân tộc”, về “cách mạng thế giới”. Tóm lại, có người quá nhấn mạnh đến tư tưởng về cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh, lại có người phủ nhận giá trị phổ biến của tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc và cho rằng tư tưởng đó chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực đều có quá trình hình thành và phát triển của nó. Các quá trình đó lại không xuất hiện cùng một lúc mà nảy sinh trong những điều kiện cụ thể. Việc tìm hiểu những cơ sở, điều kiện vật chất khách quan cần phải có cứ liệu khoa học. Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh ít viết về mình, về cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều nước, những cống hiến cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ những vấn đề độc lập, dân sinh, dân chủ của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đến những vấn đề chiến tranh, hoà bình, xã hội tiến bộ, vǎn minh mà cả nhân loại quan tâm.
Tài liệu về những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh hiện cũng chưa công bố nhiều, lại phải tiến hành việc xác định tính chân thực của nó, đặc biệt các tài liệu ở nước ngoài. Vì vậy, khái quát rút ra quá trình hình thành, bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới là một vấn đề không dễ. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trước hết cần làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử – cơ sở quan trọng làm nảy sinh tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng.
1. Bối cảnh lịch sử của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là thời kỳ chuyển biến hết sức quan trọng lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhiều sự kiện lớn dồn dập diễn ra ở khắp các châu lục. Sau cuộc đàn áp đẫm máu Công xã Pari 1871 – cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản – trong điều kiện tương đối hoà bình, chủ nghĩa tư bản phát triển khá nhanh chóng, sôi động và chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Chủ nghĩa đế quốc đã được xác lập ở hầu hết các nước tư bản lớn của châu Âu và Bắc Mỹ, với những đặc điểm chính: sự tập trung sản xuất và tư bản; các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước; các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)