GD CD: ST TH Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo.
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST TH Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo. thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước
http://truongchinhtri.edu.vn
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Thứ năm - 05/05/2011 19:18
|In ra
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa C.Mác – Lênin về tín ngưỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh nước ta nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu vươn tới, tư tưởng này được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt Nam trong điều kiện một quốc gia đa màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại đan xen trên mọi miền đất nước, chung sống hòa bình, không có xung đột, hay chiến tranh tôn giáo, niềm tin của một bộ phận nhân dân ta vào tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin cảm tính, chứ không cuồng tín như ở một số quốc gia trên thế giới. Theo Hồ Chí Minh, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo nên hệ giá trị truyền thống, trong đó yêu nước là nấc thang cao nhất trong các nấc thang giá trị xã hội. Theo Bác lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại nó còn gắn bó chặt chẽ với nhau, một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc đất nước, Lịch sử chỉ rõ: Trần Nhân Tông vừa là vị vua yêu nước, vừa là người sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm, sự gắn kết đó đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo như là một thành tố của văn hóa, Người nói: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (1). Như vậy, văn hóa dân tộc và truyền thống yêu nước là cơ sở trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo. Nhờ có quan niệm khoa học và thực tiễn về tôn giáo mà Bác luôn thể hiện thái độ khoan dung trong ứng xử với tôn giáo. Thực chất tư tưởng của Bác về chính sách tôn giáo là nhằm xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên chính sách tôn giáo phải thể hiện tính nhất quán, lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, phải có thái độ mềm dẻo, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề tôn giáo. Ngay từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bác đã nêu quan điểm: “ Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” (2). Hồ Chí Minh đã nêu những điều nên và không nên làm: Chính phủ, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tự do, tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào; Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người; theo Bác, về nguyên tắc đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tại điều 14, chương IV, sắc lệnh số 234 do Người ký “ Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, như mọi tổ chức khác của nhân dân” (3). Trên cơ sở đó, các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và quan hệ giữa tôn giáo với chính quyền được Bác xử lý thành công đến mức hoàn hảo. Bác phân chia rạch ròi thái độ, cách thức ứng xử theo những cấp độ khác nhau, đối với thực dân và các thế lực tôn giáo phản động thì đó là đấu tranh chống kẻ địch, đối với đồng bào làm sai chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước là đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở chính sách tôn giáo, Bác đã đề ra những quan điểm, giải pháp đúng đắn để thực hiện thành công vấn đề đoàn kết các tôn giáo mà trọng tâm là đoàn kết lương – giáo, đó là nội dung cơ bản, bao trùm, có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Bác chỉ rõ, đoàn kết không những rộng rãi mà còn lâu dài, đoàn kết là một chính sách dân tộc, ta đoàn kết để đấu tranh độc lập, thống nhất tổ quốc, đoàn kết để xây dựng nước nhà, ai có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước
http://truongchinhtri.edu.vn
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Thứ năm - 05/05/2011 19:18
|In ra
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa C.Mác – Lênin về tín ngưỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh nước ta nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu vươn tới, tư tưởng này được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt Nam trong điều kiện một quốc gia đa màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại đan xen trên mọi miền đất nước, chung sống hòa bình, không có xung đột, hay chiến tranh tôn giáo, niềm tin của một bộ phận nhân dân ta vào tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin cảm tính, chứ không cuồng tín như ở một số quốc gia trên thế giới. Theo Hồ Chí Minh, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo nên hệ giá trị truyền thống, trong đó yêu nước là nấc thang cao nhất trong các nấc thang giá trị xã hội. Theo Bác lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại nó còn gắn bó chặt chẽ với nhau, một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc đất nước, Lịch sử chỉ rõ: Trần Nhân Tông vừa là vị vua yêu nước, vừa là người sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm, sự gắn kết đó đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo như là một thành tố của văn hóa, Người nói: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (1). Như vậy, văn hóa dân tộc và truyền thống yêu nước là cơ sở trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo. Nhờ có quan niệm khoa học và thực tiễn về tôn giáo mà Bác luôn thể hiện thái độ khoan dung trong ứng xử với tôn giáo. Thực chất tư tưởng của Bác về chính sách tôn giáo là nhằm xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên chính sách tôn giáo phải thể hiện tính nhất quán, lâu dài, thực sự tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, phải có thái độ mềm dẻo, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề tôn giáo. Ngay từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bác đã nêu quan điểm: “ Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” (2). Hồ Chí Minh đã nêu những điều nên và không nên làm: Chính phủ, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tự do, tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào; Không nên xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục của dân; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người; theo Bác, về nguyên tắc đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tại điều 14, chương IV, sắc lệnh số 234 do Người ký “ Các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, như mọi tổ chức khác của nhân dân” (3). Trên cơ sở đó, các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và quan hệ giữa tôn giáo với chính quyền được Bác xử lý thành công đến mức hoàn hảo. Bác phân chia rạch ròi thái độ, cách thức ứng xử theo những cấp độ khác nhau, đối với thực dân và các thế lực tôn giáo phản động thì đó là đấu tranh chống kẻ địch, đối với đồng bào làm sai chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước là đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở chính sách tôn giáo, Bác đã đề ra những quan điểm, giải pháp đúng đắn để thực hiện thành công vấn đề đoàn kết các tôn giáo mà trọng tâm là đoàn kết lương – giáo, đó là nội dung cơ bản, bao trùm, có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Bác chỉ rõ, đoàn kết không những rộng rãi mà còn lâu dài, đoàn kết là một chính sách dân tộc, ta đoàn kết để đấu tranh độc lập, thống nhất tổ quốc, đoàn kết để xây dựng nước nhà, ai có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)