GD CD: ST TH Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp GD.
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST TH Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp GD. thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước
http://truongchinhtri.edu.vn
Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục
Thứ năm - 05/05/2011 19:16 |In ra
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực, là ngọn đèn pha soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Để giáo dục thực sự trở thành một trong ba khâu “đột phá” của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta nói chung, đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta tiến lên một bước mới, xứng đáng với vị trí là “quốc sách hàng đầu”, góp phần quyết định đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tới thành công.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục bao gồm nhiều nội dung, từ các quan điểm về giáo dục toàn diện, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, giáo dục là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội… Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chỉ tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về phương châm phương pháp giáo dục. Trong phương châm phương pháp giáo dục cũng có rất nhiều nội dung phong phú, tuy nhiên có thể khái quát thành một số nội dung cơ bản sau:
Một là, học đi đôi với hành. Mục đích của việc học là để hành, để tồn tại và phát triển. “Hành” có nhiều nghĩa, từ lời nói, hành vi ứng xử, đến lao động, cao hơn là xác định phương hướng, đường lối… cho cuộc sống. Tiếng Việt có thành ngữ “học hành” – tức gắn với hành.
Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những nguyên lý của triết học Mác xít. Cả hai khâu này bổ sung cho nhau, bản thân nó cũng là một phương pháp học: học để hành cũng là để học.
Là một nhà giáo dục, Hồ Chí Minh nhìn thấy ý nghĩa to lớn của việc kết hợp học với hành, nó không chỉ là sự củng cố mà còn mở ra những triển vọng mới trong việc nhận thức thực tiễn, cải tạo thực tiễn, hình thành nhân cách con người mới. Ngay từ năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã nói: “Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức… Song công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn; Y muốn thành người tri thức hoàn toàn phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế”(1).
Người thường xuyên nhắc nhở: “học để hành, học với hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”(2) và “học để hành ngày càng tốt hơn”(3). Người khuyên học sinh không nên học gạo, học vẹt. Ngày 21/10/1964, nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội, Bác nói: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt… học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”(4). Học đi đôi với hành là một nguyên tắc vàng ngọc của phép sư phạm. Thực hiện nguyên tắc này thì cùng một lúc sẽ hình thành cả tri thức lẫn kỹ năng. Và như vậy, hành sẽ trở thành một hình thức chính của học, quá trình học sẽ diễn ra trong quá trình hành.
Hai là, lý luận gắn liền với thực tiễn. Trong giáo dục, lý luận chính là nội dung các môn học. Nó là sự đúc kết từ thực tiễn, từ nghiên cứu khoa học thành tri thức, phạm trù, quy luật… Thực tiễn là một sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, của hoạt động con người, thậm chí cả sự vận dụng lý luận.
Trong quá trình giáo dục và chỉ đạo giáo dục, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người phải tránh căn bệnh lý luận suông, hoặc coi thường lý luận. Người nói: “Thống nhất giữ lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước
http://truongchinhtri.edu.vn
Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục
Thứ năm - 05/05/2011 19:16 |In ra
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực, là ngọn đèn pha soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Để giáo dục thực sự trở thành một trong ba khâu “đột phá” của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta nói chung, đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta tiến lên một bước mới, xứng đáng với vị trí là “quốc sách hàng đầu”, góp phần quyết định đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tới thành công.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục bao gồm nhiều nội dung, từ các quan điểm về giáo dục toàn diện, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, giáo dục là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội… Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chỉ tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về phương châm phương pháp giáo dục. Trong phương châm phương pháp giáo dục cũng có rất nhiều nội dung phong phú, tuy nhiên có thể khái quát thành một số nội dung cơ bản sau:
Một là, học đi đôi với hành. Mục đích của việc học là để hành, để tồn tại và phát triển. “Hành” có nhiều nghĩa, từ lời nói, hành vi ứng xử, đến lao động, cao hơn là xác định phương hướng, đường lối… cho cuộc sống. Tiếng Việt có thành ngữ “học hành” – tức gắn với hành.
Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những nguyên lý của triết học Mác xít. Cả hai khâu này bổ sung cho nhau, bản thân nó cũng là một phương pháp học: học để hành cũng là để học.
Là một nhà giáo dục, Hồ Chí Minh nhìn thấy ý nghĩa to lớn của việc kết hợp học với hành, nó không chỉ là sự củng cố mà còn mở ra những triển vọng mới trong việc nhận thức thực tiễn, cải tạo thực tiễn, hình thành nhân cách con người mới. Ngay từ năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã nói: “Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức… Song công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa. Tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn; Y muốn thành người tri thức hoàn toàn phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế”(1).
Người thường xuyên nhắc nhở: “học để hành, học với hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”(2) và “học để hành ngày càng tốt hơn”(3). Người khuyên học sinh không nên học gạo, học vẹt. Ngày 21/10/1964, nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội, Bác nói: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt… học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”(4). Học đi đôi với hành là một nguyên tắc vàng ngọc của phép sư phạm. Thực hiện nguyên tắc này thì cùng một lúc sẽ hình thành cả tri thức lẫn kỹ năng. Và như vậy, hành sẽ trở thành một hình thức chính của học, quá trình học sẽ diễn ra trong quá trình hành.
Hai là, lý luận gắn liền với thực tiễn. Trong giáo dục, lý luận chính là nội dung các môn học. Nó là sự đúc kết từ thực tiễn, từ nghiên cứu khoa học thành tri thức, phạm trù, quy luật… Thực tiễn là một sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, của hoạt động con người, thậm chí cả sự vận dụng lý luận.
Trong quá trình giáo dục và chỉ đạo giáo dục, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người phải tránh căn bệnh lý luận suông, hoặc coi thường lý luận. Người nói: “Thống nhất giữ lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)