GD CD: ST SĐ Quy trình XD pháp luật

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST SĐ Quy trình XD pháp luật thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT CỦA QUỐC HỘI
(từ khi lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đến khi được thông qua)
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?q=http://www.chinhphu.vn/pls/portal/docs/18133070.DOC&sa=U&ei=bqCzTsrANcjImAXpobzvAw&ved=0CA0QFjAA&usg=AFQjCNHuyQVDaNpyLmOfmsbf4JaniicfDg ).

* QUY TRÌNH LẬP VÀ QUYẾT ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH:




Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ

Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan khác, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, pháp lệnh



Kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội












Tập hợp các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh (do Ban công tác lập pháp chuẩn bị)

Ý kiến thẩm tra của Uỷ ban pháp luật và ý kiến đóng góp của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội




Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét thảo luận và quyết định dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội




Quốc hội thảo luận, thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh


* QUY TRÌNH CHUẨN BỊ, XEM XÉT, THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN LUẬT:











- Đối với các dự án do Chính phủ trình thì Chính phủ phân công các cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo và thành lập các Ban soạn thảo.

- Đối với các dự án do Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trình thì các cơ quan này tự tổ chức Ban soạn thảo(*).

- Đối với các dự án do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội huặc đại biểu Quốc hội trình huặc các dự án lớn, có tính chất liên ngành, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập các Ban soạn thảo(*).

1. Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính sách của dự án;
2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án;
3. Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự án;
4. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của từng dự án;
5. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án;
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
7. Đối chiếu, có tính đến điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết huặc gia nhập.



(*) Việc tổ chức soạn thảo các dự án này do cơ quan trình dự án quyết định. Trước khi trình Quốc hội, các dự án này phải được gửi để Chính phủ tham gia ý kiến bằng văn bản. Từ khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp thì cũng áp dụng quy trình tương tự như đối với các dự án do Chính phủ trình.





Cơ quan thẩm định về những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án;
b) Sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;
c) Tính khả thi của văn bản;
d) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;
đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự án luật; tự mình huặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự án. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự án.


























* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)