GD CD: ST Quy trình lập pháp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Quy trình lập pháp thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG
LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT.
( Nguồn: http://www.google.com.vn/url?q=http://ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/DBQH/2011/Th%25C3%25A1ng%25208/K%25E1%25BB%25B9%2520n%25C4%2583ng%2520l%25E1%25BA%25ADp%2520ph%25C3%25A1p/8-Quy%2520trinh%2520lap%2520phap-DBQH.doc&sa=U&ei=0KOzTs2QFoHsmAXH8aXJAw&ved=0CBAQFjABOAo&usg=AFQjCNFLNpS0ufaZiEiQskGwvhI4uT5OIA ).
1. Các loại VBQPPL QH, UBTVQH ban hành
CƠ QUAN
LOẠI VĂN BẢN
NỘI DUNG

Quốc hội
Luật
- Quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân


Nghị quyết
- Quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;
- Quyết định điều chỉnh ngân sách nhà nước;
- Quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội;
- Phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh
- Quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật


Nghị quyết
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
- Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương, và;
- Quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội


Nghị quyết liên tịch
Được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước

2. Tổng quan về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
Sơ đồ: Quy trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội


























Sơ đồ: Quy trình xây dựng pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

3. Sự tham gia của ĐBQH vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH và UBTVQH
Trong tất cả các giai đoạn của quy trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, trừ giai đoạn Chủ tịch nước công bố luật, nghị quyết, thì đại biểu Quốc hội đều có thể tham gia với những vai trò nhất định. Trong đó, ở giai đoạn lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và giai đoạn thảo luận, thông qua dự án, dự thảo tại Quốc hội, tất cả các đại biểu Quốc hội đều có thể tham gia trực tiếp vào việc thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết. Trong giai đoạn thẩm tra tại các uỷ ban của Quốc hội và giai đoạn thảo luận, cho ý kiến tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu là thành viên của các uỷ ban có liên quan và thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng tham gia trực tiếp vào các nội dung hoạt động của các cơ quan tương ứng. Ngay cả trong giai đoạn soạn thảo các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng có thể tham gia quá trình soạn thảo với tư cách là người đề nghị, kiến nghị về dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc có thể tham gia với tư cách là thành viên được mời của Ban soạn thảo.
Trong quy trình xây dựng pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, sự tham gia của các đại biểu Quốc hội có phần hạn chế hơn. Ngoại trừ các đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội tham gia thẩm tra và các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có sự tham gia trực tiếp, thì các đại biểu Quốc hội khác không tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo, thẩm tra và thông qua các dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết của Uỷ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)