GD CD: ST Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá CN Mác- Lê nin ở VN( 1921-1930).

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá CN Mác- Lê nin ở VN( 1921-1930). thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-1930) (PGS. TS Phạm Xanh - Nxb Chính trị Quốc gia - 2009)
( Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT2861135393 ).

Lời Nhà xuất bản
PGS, TS.PHẠM XANH
 
 
 
NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Ở VIỆT NAM
(1921 – 1930)
 
 
 
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
 
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam rất sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết, nhưng lại lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối chính trị. Trong hoàn cảnh ấy, người thanh niên yêu nước Nguyên Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, nhất là thời kỳ Người bôn ba tìm đường cứu nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 là một việc làm cần thiết.
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-2009) và 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2009), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam (1921 - 1930) của PGS, TS Phạm Xanh.
Nội dung cuốn sách trình bày có hệ thống quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những tư  liệu được sử dụng trong cuốn sách khá phong phú, tin cậy, góp phần khẳng định sự đúng đắn của con dường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra và dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi ngày nay. Cuốn sách là tài liệu tham khảo quý cho những ai quan tâm đến hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
                                                             Tháng 1 năm 2009
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Chương I
TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN 
I- TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
Những phát đại bác bắn vào Đà Nẵng sáng mùng l-9-1858 không phải là sự mở đầu toàn bộ quá trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp mà chỉ là sự kết thúc việc điều tra nhòm ngó lâu dài, chuẩn bị ngấm ngầm cơ sở để cuối cùng hành động công khai.
Thoạt đầu, thực dân Pháp sử dụng những đội truyền giáo, những đoàn thương nhân, sau đó là tàu chiến và đại bác. Cùng với đội quân xâm lược Pháp, một lối kinh doanh mới, một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào đúng lúc phương thức sản xuất phong kiến cổ truyền đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện, trầm trọng và bế tắc. Xã hội phong kiến Việt Nam trong hoàn cảnh đó không còn như chính nó nữa. Tính chất của một xã hội thay đổi đã kéo theo sự biến đổi của mâu thuẫn đối kháng. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, điều đó có nghĩa là nền độc lập dân tộc bị chà đạp, quyền lợi sống còn của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt. Chính vì thế mà mâu thuẫn cơ bản trước tiên ở nước ta thời kỳ này là mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam và bên kia là thực dân Pháp xâm lược. Mặt khác, để bảo đảm cho nền thống trị của chúng, thực dân Pháp đã không thủ tiêu lợi ích của giai cấp phong kiến - địa chủ bản xứ, mà còn tìm mọi cách dung dưỡng nó, biến nó thành cơ sở xã hội vững chắc cho sự thống trị của chúng. Giai cấp tư sản Pháp đã phất cao lá cờ chống phong kiến ở chính quốc, thì trớ trêu thay, tại xứ thuộc địa chúng cấu kết rất chặt chẽ với giai cấp phong kiến - địa chủ để tiến hành áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Đó chính là nét ``đặc trưng của chế độ thuộc địa``. Do vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)