GD CD: ST MS PP, KN GD truyền thống

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST MS PP, KN GD truyền thống thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Một số Phương pháp và Kỹ năng công tác Giáo dục truyền thông
( Nguồn: http://pvu.edu.vn:8080/web/vietnamese/ky-nang-cong-tac-doan/-/asset_publisher/Ac77/content/mot-so-phuong-phap-va-ky-nang-cong-tac-giao-duc-truyen-thong;jsessionid=296B980F960B83317405CC941634AB62?redirect=http%3A%2F%2Fpvu.edu.vn%3A8080%2Fweb%2Fvietnamese%2Fky-nang-cong-tac-doan%3Bjsessionid%3D296B980F960B83317405CC941634AB62%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_Ac77%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn-2%26p_p_col_count%3D1 ).
1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích giáo dục truyền thống
1.1 Khái niệm truyền thống
Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:
+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ...);
+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...);
+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;
+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.
1.2 Ý nghĩa giáo dục truyền thống
Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các thế hệ cha anh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1.3 Mục đích giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống cho thanh niên nhằm mục đích giúp thanh niên  hiểu biết sâu sắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng để thanh niên tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ còn nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
2. Những nội dung cơ bản của truyền thống cần bồ dưỡng giáo dục cho thanh niên
2.1 Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trong những năm chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám, mở đầu bài học vỡ lòng về cách mạng cho cán bộ trẻ, Bác Hồ căn dặn: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta phải là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành tư tưởng, tình cảm của tuổi trẻ. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được kết tinh thành những phẩm chất cơ bản sau:
+ Yêu nước nồng nàn, bất khuất, kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do.
+ Tinh thần nhân đạo cao cả.
+ Truyền thống hiếu học.
+ Lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
2.2 Truyền thống cách mạng của Đảng ta
Đảng ta ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu thời đại mới của dân tộc - thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hơn 70 năm qua, được tôi luyện và thử thách trong những cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù, Đảng ta đã liên tục chiến thắng và trưởng thành vược bậc, viết nên những truyền thống vô cùng quý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)