GD CD: ST Một số cách phòng cháy xe máy

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Một số cách phòng cháy xe máy thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


Một số cách phòng cháy xe máy
( Nguồn: http://giadinh.net.vn/20111223085819946p0c1000/mot-so-cach-phong-chay-xe-may.htm ).




GiadinhNet - Hiện các cơ quan chức năng chưa có kết luận xe cháy hàng loạt gần đây là do lỗi kỹ thuật hay do thói quen bất cẩn của chủ sở hữu.

Người tiêu dùng hoang mang bởi nhiều vụ cháy xe máy xảy ra gần đây.

Nhưng vì lý do gì đi nữa thì người tiêu dùng cũng nên trang bị kiến thức về phòng cháy xe máy.
Cháy xe là do chập điện, rò xăng
Xe cháy xảy ra khi có 2 yếu tố là mồi lửa và vật cháy/chất cháy. Theo ông Dương Mạnh Hùng, Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa xe máy (14 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), chỉ chập điện thôi cũng đủ làm xe cháy rồi, chưa cần đến yếu tố rò rỉ xăng. Một số xe dây điện không đạt tiêu chuẩn an toàn (không có khả năng chịu va đập, bị xăng dầu ăn mòn...), đã gây ra hiện tượng đánh tia lửa điện, gặp hơi xăng là bùng cháy.
Xe cũ, xe tay ga hay bị chập điện nhất, tuy các hãng làm hệ thống bảo vệ rất tốt, nhưng quá trình sử dụng hoặc là người dùng không biết bảo vệ, hoặc thợ khi bảo dưỡng ẩu bỏ qua công đoạn kiểm tra mới xảy ra sự cố. Ngay cả xe chính hãng chất lượng dây điện đảm bảo nhưng không được chăm sóc bảo dưỡng thì hỏng hóc, cháy nổ cũng có thể xảy ra do vỏ dây điện lâu ngày bị nhão, tia lửa điện tiếp xúc với xăng (thậm chí chỉ là hơi xăng), lửa sẽ bùng lên.
Một số người lắp thêm bộ phận ngoài bằng phụ tùng trôi nổi, chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa chưa tốt, dùng xăng có tạp chất... cũng dẫn tới rò rỉ, tiềm ẩn khả năng dẫn đến cháy nổ xe. Khi có đủ 2 yếu tố là chất dẫn cháy (xăng, vỏ nhựa, cao su, dây điện, mút...) và nguồn cháy (đa số là từ lửa, hy hữu xuất phát từ nhiệt). Khi xe bị rò rỉ xăng thì nguồn cháy có thể phát sinh do chập điện, nổ ắc quy, côn xe bị bó nếu vận hành sinh quá nhiệt, xe đổ mài xuống đường và lửa từ bên ngoài... cũng dễ xảy ra cháy xe.
 
Một số biện pháp phòng chống

Hiện đã có nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy trưng biển "chống cháy cho xe máy" bằng bí quyết tự chế như dùng băng keo chuyên dụng chống được nhiệt quấn kín các đường dây điện, dây dẫn xăng rồi quét lên lớp hóa chất tự tạo có mùi dị ứng với chuột để chúng bỏ đi... với giá từ 150.000 - 300.000 đ/xe.

Theo TS. Phùng Anh Tuấn, Bộ môn thiết bị Điện - Điện tử (Viện Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội), nên bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra thường xuyên với xe máy. Nên định kỳ 1.500km cần thay dầu máy để xe được bôi trơn và làm mát và tăng bảo vệ động cơ. Xe đi trên 6.000km nên kiểm tra  bảo dưỡng 1 lần. Trong trường hợp xe đi ít cũng nên 6 tháng đi kiểm tra xe 1 lần, 12 tháng bảo dưỡng xe 1 lần.
Kiểm tra rò xăng thì dễ hơn bởi rất dễ phát hiện mùi xăng sống chảy ra ngoài từ bộ chế hòa khí lắp không khít, hoặc hệ thống ống dẫn (do bị xuống cấp, ăn mòn, bị chuột cắn, đầu cắm bị lỏng). Với xe tay ga khó phát hiện hơn bởi những bộ phận này kín và khó bị tác động từ bên ngoài, nhưng lại dễ bị rò rỉ xăng, chuột cắn dây điện, đặc biệt là vào mùa đông, vì thế rất cần thợ kiểm tra cẩn thận. Nên làm sạch xe, nhất là sau khi đi trời mưa về để các chất bẩn bám vào xe không có điều kiện phát tác gây hỏng xe cục bộ, giúp dễ dàng phát hiện những sự cố liên quan đến rò rỉ xăng hơn.
Khi xe chạy qua đường rơm rạ dễ bắt lửa, dễ bám vào ống xả ôtô, hoặc gầm xe máy, gây cháy khi có nhiệt độ cao nên chú ý gỡ bỏ các vật thể đó trước khi khởi hành. Khi dùng xe không nên hút thuốc lá và vứt tàn thuốc bừa bãi để tránh nguy cơ cháy xe. Thường xuyên lau sạch nắp bình xăng và xung quanh để làm sạch xăng khô đọng lại, giảm tối đa nguy cơ bắt lửa tới bình xăng gây cháy.
Không nên gắn thêm các thiết bị điện trên xe bởi dễ gây quá tải điện, hoặc ảnh hưởng đến cơ cấu của hệ thống điện mà nhà sản xuất thiết kế - cũng là nguyên nhân dễ gây cháy nổ (do thợ tay nghề kém, lắp đặt thêm hoặc sai nguyên tắc dẫn tới đấu tắt,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)