GD CD: ST kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách & ghi chép

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST kinh nghiệm nghe giảng, đọc sách & ghi chép thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

KINH NGHIỆM NGHE GIẢNG, ĐỌC SÁCH VÀ GHI CHÉP

Nguyễn Cảnh Chương
(bài in trong Kỷ yếu Hội nghị học tốt năm học 2000-2001)
http://www.dlu.edu.vn/resource.aspx?orgId=62&resTypeid=25

Có thể nói nghe giảng, đọc sách, ghi chép là những khâu quan trọng của quá trình học tập, là chìa khóa để tiếp cận kho tàng tri thức. Lẽ tất nhiên, trong nghe giảng có ghi chép và trong đọc sách cũng vậy, nên tôi xin được trình bày chung và một cách sơ lược về hai phương pháp: nghe giảng và đọc sách.

Nghe giảng
Nghe giảng là khâu mở đầu trong quá trình học tập. Đến lớp nghe giảng, ngoài nội dung bài giảng, thầy cô giáo còn hướng dẫn chúng ta phương pháp và định hướng cho chúng ta nghiên cứu tùy vào từng môn. Vậy thì nghe giảng và ghi chép như thế nào để đạt hiệu quả?

I.1. Chuẩn bị cho buổi nghe giảng
Chuẩn bị cho buổi nghe giảng tốt đó là đọc trước bài học của môn học sẽ được giảng. Đây là thao tác có tác dụng rất lớn góp phần nâng cao hiệu quả nghe giảng và ghi chép. Bởi đọc trước, thậm chí chỉ đọc lướt qua thôi nhưng đến lớp chúng ta sẽ ở tư thế chủ động hơn. Hiệu quả từ thao tác này là dễ thấy nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Nó khó bởi chúng ta bị chi phối về thời gian. Chẳng hạn lịch học kín hết tuần, cả ngày: 1-4; 7-10 rồi thậm chí tiết 11-14 thì đúng là không đủ thời gian, và lâm vào tình thế bị động là điều khó tránh khỏi. Vì vậy buộc chúng ta phải cố gắng. Nắm được tư thế chủ động trong nghe giảng là nắm được một phần hiệu quả bài giảng.

I.2. Nghe giảng
Điều cốt yếu cho buổi nghe giảng tốt là nghiêm túc, tập trung tất cả cho nghe giảng. Đây là điều quá sơ đẳng và đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của nó và làm được. (Có lẽ sinh viên có nhiều việc phải làm, thậm chí phải giải quyết ngay trong giờ nghe giảng (!)). Tôi nói đến tầm quan trọng của sự nghiêm túc trong giờ nghe giảng bởi vì trong chúng ta rất ít người được như Bàng Thống: vừa nghe dân trình bày, vừa đọc đơn, vừa ghi chép và miệng vừa phán, giải quyết các đơn từ cả mấy tháng dồn lại chỉ trong chưa đầy buổi... Chúng ta không được như “Phượng Sồ tiên sinh” thì điều tất nhiên muốn đạt hiệu quả nghe giảng thì phải tập trung.
Một điều nữa trong nghe giảng là phải đặt câu hỏi cho những thắc mắc, nếu mình giải quyết được thì tốt, còn không thì phải hỏi thầy giáo, bạn bè.
Như vậy, tập trung nghe giảng và đặt câu hỏi là hai yếu tố quan trọng trong nghe giảng. Tập trung nghe giảng liên quan đến việc ghi chép của chúng ta.

I.3. Ghi chép trong nghe giảng
Thực sự thì ghi chép trong nghe giảng cũng còn tùy thuộc vào từng môn học. Chẳng hạn đối với những môn “nhập môn” thì việc làm quen với từng khái niệm, định nghĩa đó là một điều tất yếu. Và như vậy thì ghi lại những khái niệm, định nghĩa không được “sáng tạo” đó là một điều tất nhiên. Tuy nhiên, để dễ nhớ, cũng có thể ghi lại khái niệm, định nghĩa dưới dạng lời của mình – mình hiểu và diễn đạt nó lại không để lệch ý. Và đối với những môn đó (ví dụ môn Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ âm tiếng Việt...) thì việc ghi lại những ví dụ cụ thể được đưa ra minh họa cho khái niệm, định nghĩa là cần thiết nếu chúng ta chưa hiểu hết.
Có những môn phải ghi chép những khái niệm, định nghĩa thì cũng có những môn chuyên sâu đòi hỏi chúng ta phải ghi nhiều. Tuy vậy, theo tôi nghĩ nghe giảng vẫn là điều cốt yếu để mình nắm được ý và ghi chép ý thì thật tốt. Như trên đã nói, nếu đọc được tài liệu trước khi nghe giảng thì việc nắm ý trong ghi chép sẽ dễ dàng hơn.
Nhưng cũng có khi phải ghi nhiều, ghi hết nếu cảm thấy là vấn đề quan trọng. Đối với những bài ghi này đòi hỏi có thời gian về đọc lại và nó sẽ chiếm nhiều thời gian. Và cách ghi ý vẫn hiệu quả hơn – có thời gian cho mình nghe giảng được nhiều hơn. Đây có lẽ là điều dẫn đến sự khác nhau ở mỗi vở tập của mỗi người, bởi mỗi người có cách ghi chép riêng. Có thể cách ghi tóm tắt theo hình cây, thư mục như sơ đồ tư duy sẽ phù hợp cho tất cả mọi người.

II. Đọc sách
II.1. Đọc chậm kỹ và đọc lướt nhanh
Không thể phủ nhận rằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)