GD CD: ST Huyền thoại đoàn tàu không số
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Huyền thoại đoàn tàu không số thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Huyền thoại Đoàn tàu không số
Cập nhật lúc :8:30 AM, 19/04/2010
( Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Huyen-thoai-Doan-tau-khong-so/20104/89056.datviet ).
Cùng với đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn huyền thoại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ Chính trị quyết định mở đường vận tải quân sự trên biển Đông với những chuyến chở vũ khí của Đoàn tàu không số.
Người Anh Cả làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển là người con vùng đất Mũi Cà Mau - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Bông Văn Dĩa. Kỳ 1: Anh hùng chân đất Nhắc đến Đường Hồ Chí Minh trên biển, tên tuổi của ông gắn liền với Đoàn tàu không số. 48 năm trôi qua, kể từ chuyến tàu đầu tiên cập bến, người dân vùng đất Mũi Cà Mau vẫn còn nhớ như in về những ngày đầu đón nhận con tàu không số cập bến, chở vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam.
Trung tuần tháng 4, trong cái nắng ngột ngạt, chúng tôi về đất Mũi thắp nén nhang viếng ông già Hai - Anh hùng Lực lượng vũ trang Bông Văn Dĩa, người Anh Cả của Đoàn tàu không số. Bến Chùm Gộng - chứng nhân lịch sử Chiếc vỏ lãi tấp vội vào bờ sông nhà ông già Hai (ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển). Từ ngôi nhà sàn của ông đi qua rạch Chùm Gộng, nơi bến con tàu Đông Phương 1 chở vũ khí từ Bắc vào Nam đầu tiên thành công, chỉ tầm một km. Cũng tại đây, căn nhà này đã từng đón những vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như hai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh, cố thủ tướng Võ văn Kiệt.
Anh hùng LLVT Bông Văn Dĩa (bên trái) cùng các thành viên Đoàn tàu không số.
Bà Ba Ưa (Bông Thị Ưa, con gái của ông già Hai) lọ mọ lôi trong cái cặp cũ sờn góc xấp nhật ký của ông già Hai đưa cho chúng tôi xem. Đó là những trang giấy rời được ông chấp bút lúc gần cuối đời, ghi lại quá trình trinh sát trên biển cũng như đưa tàu gỗ Đông Phương 1 (thời ông là Chính trị viên của tàu) chở 35 tấn vũ khí từ miền Bắc vượt biển vào rạch Chùm Gộng an toàn, đánh dấu ngày đầu tiên khai thông Đường Hồ Chí Minh trên biển: … Đêm 12/10/1962, chúng tôi chở hàng và võ khí xuống tàu tại bến Đồ Sơn (Hải Phòng). Đêm 13 lại xuống tiếp, cộng chung là 35 tấn. 8 giờ đêm (20 giờ) ngày 14/10/1962, chúng tôi rời bến Đồ Sơn đi theo đường kẻ (đường vạch sẵn trên bản đồ). Đến đảo Hải Nam thì gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh nên phải đi theo đường kẻ số hai. Đến Cù lao Thu thì máy trục trặc, chúng tôi phải thả trôi một đêm để sửa máy nhưng vẫn không thể chạy mau được như cũ. 6 giờ sáng ngày 20/10/1962, tàu chúng tôi vào cửa Lũng, ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân gặp đoàn xuồng của đồng chí Nguyễn Văn Phan (Tư Đức) trong vàm Cửa. Gặp nhau rất mừng gỡ. Khi tàu lọt vô tới cửa Lũng thì tôi lập tức báo tin vui cho đoàn 125 và Trung ương biết là chúng tôi đã tới nơi an toàn. Đưa tàu vô tới nơi qui định là rạch Chùm Gộng. Đậu xong lập tức cho các ghe xuồng bốc sang hàng… Lúc sinh thời, ông già Hai cao lớn, lầm lì, ít nói. Bà Ba Ưa cho biết thời tham gia kháng chiến ông cứ đi công tác suốt, thi thoảng mới về ghé thăm nhà. Theo ông Trần Văn Hiện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau, ông già Hai vốn là một ngư dân, rất rành về biển. Ông có thể đi biển mà không cần sơ đồ, la bàn, chỉ cần nhắm hướng hay nhìn sao trời… mà đi. Thời kháng chiến chống Pháp, ông già Hai cùng đồng đội được Xứ ủy và Tỉnh ủy phân công xuyên biển Tây sang Thái Lan mua vũ khí và đưa bộ đội hải ngoại về nước. Khai thông Đường Hồ Chí Minh trên biển Sự kiện chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên từ Bắc theo đường biển vào Nam an toàn đã khiến Đường Hồ Chí Minh trên biển trở thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện biểu dương thành tích cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên đã góp sức cho thành công này. Bác chỉ thị: “Cán bộ, chiến sĩ đoàn 759 hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ khí cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam - Bắc sớm sum họp một nhà”. Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ,
Cập nhật lúc :8:30 AM, 19/04/2010
( Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Huyen-thoai-Doan-tau-khong-so/20104/89056.datviet ).
Cùng với đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn huyền thoại, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ Chính trị quyết định mở đường vận tải quân sự trên biển Đông với những chuyến chở vũ khí của Đoàn tàu không số.
Người Anh Cả làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển là người con vùng đất Mũi Cà Mau - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Bông Văn Dĩa. Kỳ 1: Anh hùng chân đất Nhắc đến Đường Hồ Chí Minh trên biển, tên tuổi của ông gắn liền với Đoàn tàu không số. 48 năm trôi qua, kể từ chuyến tàu đầu tiên cập bến, người dân vùng đất Mũi Cà Mau vẫn còn nhớ như in về những ngày đầu đón nhận con tàu không số cập bến, chở vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam.
Trung tuần tháng 4, trong cái nắng ngột ngạt, chúng tôi về đất Mũi thắp nén nhang viếng ông già Hai - Anh hùng Lực lượng vũ trang Bông Văn Dĩa, người Anh Cả của Đoàn tàu không số. Bến Chùm Gộng - chứng nhân lịch sử Chiếc vỏ lãi tấp vội vào bờ sông nhà ông già Hai (ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển). Từ ngôi nhà sàn của ông đi qua rạch Chùm Gộng, nơi bến con tàu Đông Phương 1 chở vũ khí từ Bắc vào Nam đầu tiên thành công, chỉ tầm một km. Cũng tại đây, căn nhà này đã từng đón những vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như hai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh, cố thủ tướng Võ văn Kiệt.
Anh hùng LLVT Bông Văn Dĩa (bên trái) cùng các thành viên Đoàn tàu không số.
Bà Ba Ưa (Bông Thị Ưa, con gái của ông già Hai) lọ mọ lôi trong cái cặp cũ sờn góc xấp nhật ký của ông già Hai đưa cho chúng tôi xem. Đó là những trang giấy rời được ông chấp bút lúc gần cuối đời, ghi lại quá trình trinh sát trên biển cũng như đưa tàu gỗ Đông Phương 1 (thời ông là Chính trị viên của tàu) chở 35 tấn vũ khí từ miền Bắc vượt biển vào rạch Chùm Gộng an toàn, đánh dấu ngày đầu tiên khai thông Đường Hồ Chí Minh trên biển: … Đêm 12/10/1962, chúng tôi chở hàng và võ khí xuống tàu tại bến Đồ Sơn (Hải Phòng). Đêm 13 lại xuống tiếp, cộng chung là 35 tấn. 8 giờ đêm (20 giờ) ngày 14/10/1962, chúng tôi rời bến Đồ Sơn đi theo đường kẻ (đường vạch sẵn trên bản đồ). Đến đảo Hải Nam thì gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh nên phải đi theo đường kẻ số hai. Đến Cù lao Thu thì máy trục trặc, chúng tôi phải thả trôi một đêm để sửa máy nhưng vẫn không thể chạy mau được như cũ. 6 giờ sáng ngày 20/10/1962, tàu chúng tôi vào cửa Lũng, ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân gặp đoàn xuồng của đồng chí Nguyễn Văn Phan (Tư Đức) trong vàm Cửa. Gặp nhau rất mừng gỡ. Khi tàu lọt vô tới cửa Lũng thì tôi lập tức báo tin vui cho đoàn 125 và Trung ương biết là chúng tôi đã tới nơi an toàn. Đưa tàu vô tới nơi qui định là rạch Chùm Gộng. Đậu xong lập tức cho các ghe xuồng bốc sang hàng… Lúc sinh thời, ông già Hai cao lớn, lầm lì, ít nói. Bà Ba Ưa cho biết thời tham gia kháng chiến ông cứ đi công tác suốt, thi thoảng mới về ghé thăm nhà. Theo ông Trần Văn Hiện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau, ông già Hai vốn là một ngư dân, rất rành về biển. Ông có thể đi biển mà không cần sơ đồ, la bàn, chỉ cần nhắm hướng hay nhìn sao trời… mà đi. Thời kháng chiến chống Pháp, ông già Hai cùng đồng đội được Xứ ủy và Tỉnh ủy phân công xuyên biển Tây sang Thái Lan mua vũ khí và đưa bộ đội hải ngoại về nước. Khai thông Đường Hồ Chí Minh trên biển Sự kiện chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên từ Bắc theo đường biển vào Nam an toàn đã khiến Đường Hồ Chí Minh trên biển trở thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện biểu dương thành tích cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên đã góp sức cho thành công này. Bác chỉ thị: “Cán bộ, chiến sĩ đoàn 759 hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ khí cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam - Bắc sớm sum họp một nhà”. Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)