GD CD: ST Gt về Tâm lý học trí tuệ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Gt về Tâm lý học trí tuệ thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ




 http://www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=2225
 



TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
Phan Trọng Ngọ (Chủ biên)
LỜI NÓI ĐẦU
Trí tuệ là một trong rất ít lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày khai sinh của tâm lí học khoa học. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình đồ sộ nghiên cứu bản chất các quy luật phát sinh, phát triển của nó trong đời sống và hoạt động tâm lí con người. Nhiều nhà Bác học vĩ đại đã trở thành danh nhân văn hoá nhân loại, do có đóng góp lớn lao trong lĩnh vực này như G.Piagie, L.X.Vưgotxki. Nhiều chương trình dạy học có tính chất cách mạng được xây dựng trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu trí tuệ trẻ em. Tuy nhiên, do tầm quan trọng và sự hấp dẫn của nó, nên vấn đề trí tuệ thường xuyên là nơi hội tụ của các quan điểm, các cách tiếp cận khác nhau, phục vụ cho các mục đích khác nhau
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng vấn đề trí tuệ vào thực tiễn dạy học và giáo dục trẻ em cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong khi đó các công trình nghiên cứu lí luận cơ bản còn ít. Điều này đã gây khó khăn cho việc học tập và nghiên cứu trí tuệ trong khoa học giáo dục nói riêng, trong các lĩnh vực khoa học liên quan tới con người nói chung. Để giúp các học viên, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có thêm phương tiện tiếp cận vấn đề lí thú và phức tạp này, chúng tôi biên soạn tài liệu "Tâm lí học trí tuệ". Nội dung của tài liệu gồm 7 chương. Chương một giới thiệu các hướng tiếp cận vấn đề trí tuệ trong tâm lí học. Chương hai phân tích các mô hình cấu trúc của trí tuệ. Chương ba và chương bốn là nội dung chủ yếu của tài liệu, phân tích sự hình thành, phát triển trí tuệ của cá nhân và các yếu tố chi phối sự phát triển. Chương năm bàn riêng về các phương pháp nghiên cứu trí tuệ trong tâm lí học. Chương sáu đề cập một số vấn đề về trẻ em phát triển chậm về trí tuệ. Chương bảy (chương mở rộng), giới thiệu một số vấn đề về trực giác trí tuệ trong truyền thống văn hoá Phương Đông cổ đại.
Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, góp ý nhiệt tình và sâu sắc của PGS Lê Văn Hồng, PGS.TS Nguyễn Thạc, PGS.TS. Nguyễn Văn Thông và nhiều nhà khoa học khác. Từ đáy lòng, chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp đã động viên và góp nhiều ý kiến quý báu.
Trí tuệ là vấn đề phong phú và phức tạp trong tâm lí học. Vì vậy, tuy chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn tài liệu, nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên khó tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi vui lòng và biết ơn sự góp ý của đọc giả.
Hà Nội, tháng 7 năm 2001 Các tác giả
Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Chương 2: CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CÁ NHÂN Chương 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỰC GIÁC TRÍ TUỆ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

Created by AM Word2CHM

Chương 1: MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRÍ TUỆ TRONG TÂM LÍ HỌC




  



TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
Trí tuệ là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu nhiều và rất sớm trong tâm lí học. Vì vậy, không thể đề cập hết các thành tựu đã có về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu không đi sâu phân tích chi tiết, mà chỉ điểm qua, có tính chất liệt kê, có thể khái quát một số hướng tiếp cận chính sau
 
1.1. TIẾP CẬN LIÊN TƯỞNG VÀ TIẾP CẬN HÀNH ĐỘNG TINH THẦN 1.2. TIẾP CẬN HÀNH VI 1.3. TIẾP CẬN SINH HỌC 1.4. TIẾP CẬN HÌNH THÁI (GHESTAN) 1.5. TIẾP CẬN PHÁT SINH TRÍ TUỆ (TIẾP CẬN KIẾN TẠO) 1.6. TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG 1.7. TIẾP CẬN LÍ THUYẾT THÔNG TIN - TÂM LÍ HỌC NHẬN THỨC

Created by AM Word2CHM

1.1. TIẾP CẬN LIÊN TƯỞNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)