GD CD: ST Búp sen xanh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Búp sen xanh thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Búp sen xanh.
( NGuồn:
http://tennguoidepnhat.wordpress.com/category/bup-sen-xanh/ ).
Tháng Bảy 28, 2011
Hành trình sáng tạo tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng
Filed under: Búp sen xanh — Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại @ 10:06 chiều Tags: Anh hùng dân tộc, Bác Hồ, Bác Hồ với Huế, Chính trị, Chính trị - Xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giới thiệu tiểu thuyết, Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nhà văn, Nhà văn Sơn Tùng, Thời niên thiếu, Việt Nam

Nhà văn Sơn Tùng cho biết, những gì viết trong “Búp sen xanh” chỉ là sự hé mở một phần về mối tình của bà Lê Thị Huệ, một người đã nguyện dành cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức toả sáng, lay động đến tận cùng tâm hồn mình.Hôm ấy, nhà văn Sơn Tùng bị vết thương hành hạ, những mảnh đạn trong đầu cựa quậy, các vết thương lại rỉ máu.
Ông phải nằm dưỡng sức ngay trên tấm phản, cạnh những giá sách có hàng ngàn cuốn sách về văn hoá đông tây, kim cổ.
Tôi ngồi bên, cầm lấy bàn tay mà các ngón đã co quắp lại vì mảnh đạn kẻ thù, lắng từng tiếng ông đều đều, thủ thỉ:
- Bác đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu… Cố gắng để chống lại vết thương hoành hành và viết cho bằng được tiểu thuyết ” Bông Huệ trắng”…
Giọng ông như từ xa vắng dội về. Đôi mắt ông hướng vào trong, mạch hồi tưởng thức dậy cái chuỗi ngày ngót 60 năm về trước: Hồi ấy ông công tác tại Tỉnh đoàn Nghệ An, thường đến gặp bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm (chị gái và anh trai Bác Hồ) để tìm hiểu tư liệu.
Lúc đầu còn chưa biết gì về hoàn cảnh gia đình của Bác, nên hỏi mon men từ ông nội bà nội, sang ông bà ngoại và những bước thăng trầm của gia đình Bác Hồ trong tuổi ấu thơ cũng như những mối quan hệ để từ đó hình dung về mạch nguồn đã tạo nên nhân cách và thiên tư của Người.
* * *
Có một điều băn khoăn từ rất lâu, khi đã trở nên gần gũi và được tin cậy, chọn một thời điểm thích hợp, nhà văn Sơn Tùng hỏi bà Nguyễn Thị Thanh:
- O ơi, cháu có điều này xin được hỏi O, mong o hiểu … cháu muốn được thấu rõ những điều…
Bà Thanh tiếp lời:
- Cháu cứ hỏi, không phải e ngại, miễn là điều đó có thể nói được với cháu thì O sẽ nói .
Sau phút do dự, nhà văn thổ lộ điều tâm sự của mình:
- Cháu biết điều này không dễ gì… Nhất là lại hỏi với người bề trên… Nhưng mong O xá lỗi và cho cháu biết… Tại sao ba chị em O lại đều không xây dựng gia đình? Có gì ẩn khuất sau chuyện này không hả O?
Bà Thanh quay nhìn ra khu vườn xanh. Ngọn gió chiều lao xao trên tàu lá. Đôi mắt bà trở nên hoang vắng. Bà im lặng. Một niềm im lặng thẳm sâu mà như nói lên biết bao điều. Lúc sau bà cất giọng trầm, nén bên trong những rung cảm mãnh liệt:
- Hoàn cảnh nhà O… – Bà Thanh kìm một tiếng thở dài – Biết bao gian khó hiểm nghèo… Có nói ra cháu chưa chắc đã hình dung hết được… Cậu Thành thì đi xuất dương tìm con đường cứu nước. O và cậu Khiêm bị đi đày. Cậu Khiêm bị thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc… Khi ra tù thì tuổi đã cao, có những nỗi niềm u uẩn…
Bà Thanh như nghẹn lại, mắt ứa lệ:
- O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì o mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa…
Nhà văn Sơn Tùng lặng lẽ nhìn người chị gái của Bác Hồ. Dường như O Thanh vừa trải qua một cơn rùng mình. Chẳng biết nói gì hơn, ông kiên nhẫn đợi cho đến lúc bà Thanh bình tâm trở lại, giọng bà vẫn trầm trầm nhưng đã qua cơn ức nghẹn dần trở nên man mác:
- Tuổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)