GD CD: ST Bài giảng nghiệp vụ CT Đoàn

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Bài giảng nghiệp vụ CT Đoàn thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:






MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢNVỀ
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH
( Nguồn:
http://www.google.com.vn/url?q=http://doan.daihoclongan.edu.vn/Upload/file/bai_giang_doan.ppt&sa=U&ei=0c3yTsbOH46RiQf9wvTTAQ&ved=0CBsQFjAF&usg=AFQjCNFocKutpiZToJIFjHvCObRw2xRV
).qw
PHẦN MỞ ĐẦU
Những hiểu biết cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1. Ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn







Cờ Đoàn:· Nền đỏ
· Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài.
· Ở chính giữa có hình huy hiệu Đoàn.
Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ.
 Huy hiệu Đoàn




Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

LỊCH SỬ
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH


Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Tổ chức Đoàn mang tên gọi khác nhau qua các thời kỳ cách mạng


- Đoàn thanh niên CS Đông Dương(1930-1936
- Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936-1939)
- Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương(1939-1941)
- Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (1941-1956)
- Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956-1970)
- Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970-1976)
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1976 đến nay)


1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất
Đại hội được tổ chức tại xã Cao Vǎn, Đại Từ, Thái Nguyên thời gian từ ngày 7 đến ngày 14-2-1950.
- 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau đã về dự.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư.
- Đồng chí Hoàng Quốc Việt đến dự và nói chuyện với Đại hội
- Đây là Đại hội thể hiện ý chí: "Tất cả cho Tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng giặc Pháp xâm lược".
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào chiến tranh du kích, tham gia lực lượng vũ trang
+ Phong trào sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
+ Phong trào thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và dân quân du kích
2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai
- Đại hội tổ chức tại Nhà hát Thành phố Hà Nội từ ngày 25-10 đến 4-11-1956
- 479 đại biểu thay mặt cho 50 vạn đoàn viên Miền Bắc đã về dự (Đoàn đại biểu Miền Nam dự họp bí mật)
- Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh đến dự và huấn thị Đại hội.
- Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 30 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
- Đây là Đại hội của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Những phong trào Đoàn tham gia công cuộc không phục và phát triển kinh tế nổi bật là phong trào "Lao động kiến thiết Tổ quốc" nǎm 1956 và Phong trào: "Thi đua trở thành người lao động tiên tiến" nǎm 1960.
+ Phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên miền Nam

3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba
- Đại hội tổ chức tại Hà Nội, thời gian từ ngày 23 đến 25 tháng 3 nǎm 1961 - 677 đại biểu thay mặt gồm 14 triệu đoàn viên thanh niên (tính riêng ở miền Bắc) đã về dự.
- Đại hội quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn.
- Ban chấp hành Trung ương gồm 71 đồng chí, trong đó có 15 đồng chí uỷ viên thường vụ, 5 đồng chí là bí thư Trung ương Đoàn.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Sau Đại hội một thời gian đồng chí Nguyễn Lam được Đảng phân công công tác khác. Đồng chí Vũ Quang được cử làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
- Đây là Đại hội của Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào "Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1961-1965)"
+ Phong trào "3 sẵn sàng" ở miền Bắc
+ Phong trào "quyết thắng"
+ Phong trào "5 xung phong" ở miền Nam
+ Phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể"

4. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tư
- Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 20 đến 22 tháng 11 nǎm 1980
- 630 đại biểu thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên cả nước đã về dự.
- Ban chấp hành Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, trong đó bí thư có 13 đồng chí.
- Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Sau một thời gian, đồng chí Đặng Quốc Bảo được Đảng điều động sang công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn.
- Đây là đại hội của thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Giáo dục truyền thống cách mạng qua cuộc "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" và vận động xây dựng nếp sống mới trong thanh niên qua cuộc "Hành quân theo chân Bác"
+ Cuộc vận động "Xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa"
5. Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ nǎm
- Đại hội được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 27 đến 30 tháng 11 nǎm 1987.
- 741 đại biểu thay mặt cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước đã về dự.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, trong đó Ban thường vụ có 25 đồng chí, Ban bí thư có 9 đồng chí.
- Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, chính sách xã hội qua các phon gtrào "Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ", "Thực hiện sáu điều Bác dạy", "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Vì Trường Sa thân yêu"....
+ Phong trào thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy

6. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ sáu
- Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội
- Thời gian từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 nǎm 1992
- 800 đại biểu thay mặt cho hơn 21 triệu đoàn viên thanh niên cả nước về dự Đại hội.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, Ban thường vụ 14 đồng chí.
- Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Đến hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 10 (khoá VI), đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng phân công nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn.
* Các phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào "Thanh niên lập lập nghiệp"
+ Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước".
+ Đoàn với chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên
+ Đoàn với phong trào "Chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm" và phong trào thanh niên công nhân
+ Đoàn với cuộc vận động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - sức khoẻ - môi trường, kết hợp giải quyết việc làm nâng cao thu nhập.

7. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bảy
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
- Thời gian từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 nǎm 1997
- 899 đại biểu thay mặt cho hơn hàng triệu cán bộ, đoàn viên thanh niên và tuổi trẻ cả nước về dự Đại hội.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, Ban thường vụ 23 đồng chí.
- Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu
+ Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên
+ Phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng vǎn minh"
+ Phong trào thanh niên lập nghiệp ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH đất nước
+ Tiếp tục phát triển các phong trào trước...

7. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tám
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
- Thời gian: 8-11/12/2002
Đ/c Hoàng Bình Quân được bầu làm bí thư thứ nhất
Các Bí thư Trung ương Đoàn hiện nay
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng (Ủy viên Trung ương ĐCSVN);
Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn
Lâm Phương Thanh;
Bí thư Trung ương Đoàn
1.Nguyễn Hoàng Hiệp;
2.Nguyễn Đắc Vinh (Ủy viên Dự khuyết Trung ương ĐCSVN), Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam;
3.Phan Văn Mãi;
4.Dương Văn An;
5.Nguyễn Thị Hà.


Bài ca chính thức của Đoàn:
Thanh niên làm theo lời Bác
Nhạc và lời: Hoàng Hoà


Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no.
Đi lên thanh niên, chớ ngại ngần chi.
Đi lên thanh niên làm theo lời Bác
Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên
Mục đích lý tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Đoàn bao gồm những thành viên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu Vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh theo con đường xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ Chí Minh; Vì cuộc sống văn minh và hạnh phúc của tuổi trẻ.

Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:

Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện” Điều này đã phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội; mỗi đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào thanh niên và các hội của thanh niên.

Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.
- Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên.

Vị trí vai trò của Đoàn:
- Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luât của nước CHXHCN Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên tạo nên quyền lực của nhân dân theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Với vị trí này Đoàn sẽ kết hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo dục, đào tạo, và bảo vệ thanh niên, thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên và thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

- Đối với đội thiếu niên tiền phong HCM, Đoàn giữ vai trò là người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ chức đội, giúp đỡ vật chất tài chính và lựa chọn cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng.
- Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên (gồm: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…), Đoàn là hạt nhân chính trị đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo điều lệ của các hội.

Nguyên tắc tổ chức của Đoàn:
Đoàn TNCS HCM tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ chức Đoàn thực sự là một tổ chức quần chúng tiên tiến tự nguyện, dân chủ và tự quản của thanh niên.
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên các mặt sau:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lâp ra và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đai biểu hoặc là đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là BTV do BCH cùng cấp bầu ra.
BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho BCH Đoàn cấp dưới.
Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên phải được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
Quyền hạn và nghĩa vụ của đoàn viên:
Đoàn viên có quyền:
- Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
- Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
- Được thông tin, thảo luận chất vấn, phê bình, biểu quyết đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn.
Đoàn viên có nhiệm vụ:
- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
- Liên hệ mật thiết với thanh niên. Tích cực xây dựng hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐOÀN VIÊN
   Hiện nay có nhiều thanh niên chưa xác định đầy đủ tại sao cần phải phấn đấu để trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh và chưa biết đầy đủ nên phấn đấu như thế nào để trở thành đoàn viên? Để nắm vững điều đó các bạn thanh thiếu niên nên nghiên cứu kỹ những gợi ý sau đây:
Tại sao thanh niên nên phấn đấu để trở thành đoàn viên ?
   Mỗi người chúng ta, nhất là tuổi trẻ, ai cũng muốn tham gia sinh hoạt trong một tập thể, một tổ chức, có được một môi trường phù hợp để được cống hiến và trưởng thành; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức và môi trường thuận lợi để tuổi trẻ chúng ta cống hiến và trưởng thành nhanh chóng bởi vì:
   - Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường tiên tiến, trong đó bạn sẽ tìm thấy sự chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ, có người bạn “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” để bạn thực hiện ước mơ, hoài bão chính đáng của mình. Đó chính là môi trường giúp bạn học tập, rèn luyện, học nghề, tìm kiếm việc làm, tạo việc làm góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, gia đình hạnh phúc.

   - Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường văn hoá, trong đó mọi người sẽ có điều kiện sinh hoạt tươi trẻ, hồn hiên, sáng tạo và tiếp thu những giá trị tinh thần phong phú, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp cận nền văn minh thời đại với những giá trị nhân văn cao quý.
    - Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường đoàn kết, thân ái, trong đó mỗi người được chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, giúp nhau giải quyết vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
    -  Vào Đoàn bạn sẽ thấy mình lớn lên, bạn sẽ là người bạn tốt của mọi thanh niên, được các em thiếu nhi yêu mến.
    - Vào Đoàn bạn sẽ tiếp tục được tổ chức Đoàn, tổ chức Đảng hướng dẫn, giúp đỡ để phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú, đối tượng Đảng và được tiếp tục học tập, rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam; trở thành cán bộ Đoàn, Hội LHTN Việt Nam; thành cán bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể khác.

Phấn đấu như thế nào để trở thành người đoàn viên ?
   Phấn đấu để trở thành người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, trước hết bạn hãy phấn đấu để trở thành một người công dân tốt, một thanh niên tiên tiến, sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tích cực học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là các hoạt động do các cơ sở Đoàn- Hội LHTN phát động.
   Bạn hãy nghiên cứu Điều lệ Đoàn, hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn; nếu thừa nhận Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong tổ chức cơ sở Đoàn, hưởng ứng thực hiện tốt “Chương trình rèn luyện đoàn viên”, bạn sẽ được tôn vinh “Danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”.
   Cụ thể, tổ chức Đoàn mong muốn ở bạn thực hiện được mấy điều sau:

- Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ mọi mặt, để có đủ khả năng cống hiến và trưởng thành.
- Học nghề phù hợp và tích cực trong lao động sản xuất để làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và cho xã hội.
- Trung thành với tổ quốc, sẵn sàng làm và làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trước hết là tích cực tham gia các hoạt động do các cơ sở Đoàn- Hội LHTN tổ chức, phát động; phấn đấu để trở thành người thanh niên, thiếu niên gương mẫu về mọi mặt và làm nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu niên.
- Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn luôn mở rộng cánh cửa chào đoán các bạn.

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CÔNG TÁC PHAT TRIỂN ĐOÀN VIÊN MỚI
Mục đích công tác phát triển Đoàn viên mới:
-Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội theo lứa tuổi, kết nạp Đoàn viên mới là một qui luật tất yếu trong công tác xây dựng Đoàn, qui luật này diễn ra thường xuyên liên tục nhằm tập hợp thanh niên vào tổ chức để bồi dưỡng, giáo dục, tăng cường về số lượng, chất lượng, và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn
- Tăng cường kết nạp Đoàn viên mới để đáp ứng nguyện vọng tiến bộ và trưởng thành của thanh niên.
Phương châm phát triển Đoàn viên mới:

-Lựa chọn thanh niên tiên tiến kết nạp vào Đoàn thông qua phong trào hành động cách mạng và hoạt động xã hội của thanh niên.
-Coi trọng chất lượng và chú ý số lượng.
-Chủ động bồi dưỡng kết nạp Đoàn viên đi đôi với cũng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn

ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN:

 Thanh niên Việt Nam tuổi từ 15 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học tập và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.

THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN
1- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với tổ chức Đoàn
2- Được nghiên cứu Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp.
3- Được một đoàn viên như cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu.
- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.
- Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.
4- Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết hợp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.
QUY TRÌNH CÔNG TÁC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN

Bước 1: Thường xuyên tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên
- Lập danh sách thanh niên và đội viên lớn tuổi.
- Phân loại thanh  niên theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên để lựa chọn và bồi dưỡng đối tượng kết nạp.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.
Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ đối tượng thanh niên vào Đoàn.
a- Bồi dưỡng giao nhiệm vụ thông qua các hoạt động thực tiễn như: Các hoạt động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi thanh lịch, thi tìm hiểu, thi cán bộ Đoàn giỏi…Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham quan dã ngoại, hội trại văn hóa thể thao…để bồi dưỡng thanh niên lựa chọn những thanh niên nhiệt tình gương mẫu để xét kết nạp.
b- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh niên. (Ở những cơ sở không có điều kiện mở lớp tập trung thì có thể phát tài liệu để thanh niên tự nghiên cứu sau đó kiểm tra củng cố kiến thức bằng phưng pháp viết bản thu hoạch).
Bước 4: Hướng dẫn đối tượng hoàn thiện thủ tục và nguyên tắc trước khi kết nạp.
- Hướng dẫn thanh niên viết đơn và tự giới thiệu về bản thân với chi đoàn (Theo mẫu sổ đoàn viên)
- Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm có:
+ Sổ đoàn viên.
+ Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn.
+ Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban chấp hành chi đoàn(Có phần trích biên bản họp chi đoàn)
- Ban chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên  mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.








CÔNG TÁC ĐOÀN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TCCN.
Vị trí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

1.Tổ chức Đoàn là thành viên trong hệ thống giáo dục của nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.
2.Đoàn trường hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng nhà trường và Đoàn cấp trên.
3.Tổ chức Đoàn là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Đoàn viên thanh niên.

Chức năng và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

1.Tổ chức, vận động, thu hút đoàn viên thanh niên tíc cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường.
2.Có nhiện vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, nếp sống cho SV. Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên.
3.Thường xuyên làm tốt công tác xây dựng đoàn, có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ thanh niên trở thành đoàn viên.
4.Thường xuyên xin ý kiến của chi bộ về các mặt công tác của mình. Luôn tranh thủ sự giúp đỡ của BGH, Chi ủy và Công đoàn nhà trường.

Phương pháp công tác đoàn trong trường ĐH, CĐ, TCCN.
1.Đối với đoàn trường:
-Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đoàn trường hàng tháng.
-Đưa công tác đoàn cơ sở vào cơ chế hoạt động thống nhất của nhà trường, từ kế hoạch hoạt động đoàn hàng tháng đến việc đánh giá thi đua, xếp loại hoạt động chi đoàn lớp.
-Tổ chức các phong trào của hành động gắp nội dung học tập, giáo dục rèn luyện trong tháng cho đoàn viên thanh niên.
-Xây dựng cji đoàn lớp thành những chi đoàn mạnh, tập thể “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp giữ nước”.

2.Đối với BCH Đoàn trường:

- Chỉ đạo theo hệ thống từ trên xuống: Đoàn trường đến chi đoàn để thực hiện nhiệm vụ chung và nề nếp công tác đoàn qua việc phổ biến công tác, kiểm tra, đánh giá, phân loại thi đua khen thưởng chi đoàn lớp từng tháng, học kỳ, cả năm.
- Thành lập và phát huy các đội nhóm nồng cốt cấp trường trong các hoạt động của đoàn trường.
-Nguyên tắc, lề lối làm việc của BCH, thường vụ Đoàn trường “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” dân chủ bàn bạc khi đã thành Nghị quyết hoạt động từng tháng phải phân công và làm rõ trách nhiệm của từng ủy viên BCH Đoàn Trường, xây dựng nề nếp sinh hoạt, hệ thống sổ sách chu đáo theo yêu cầu của đoàn cấp trên và thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đoàn cấp trên, Chi bộ Đảng, nhà trường giao cho.







MỐI QUAN HỆ GIỮA BCH ĐOÀN TRƯỜNG VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
1.Với chi bộ Đảng
- Có trách nhiệm tiếp thu tuyệt đối, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
- Thường xuyên báo cáo với chi ủy về tình hình phong trào Đoàn trường hàng tháng.
- Xin ý kiến, chủ trương công tác đoàn từng tháng.
2.Với Ban Giám Hiệu
- Đoàn trường phải tổ chức, giáo dục Đoàn viên thanh niên gương mẫu trong các nhiệm vụ của nhà trường.
- Các chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động của đoàn và đề xuất BGH, hội đồng sư phạm nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, phương tiện, lực lượng, cơ sở vật chất…cho các phong trào Đoàn.
- Đại diện cho đoàn viên thanh niên. Đoàn trường tham gia vào các ban, hội đồng của nhà trường phản ánh tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên có ý kiến tham gia gia giải quyết các vấn đề liên quan đến đoàn viên thanh niên.
3.Đối với chi đoàn giáo viên
Chi đoàn giáo viên và chi đoàn trường độc lập về mặt tổ chức nhưng có mối quan hệ mật thiết về diều kiện và nội dung hoạt động. Vì vậy Đoàn trường phải tranh thủ, vận động sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô đoàn viên giáo viên trẻ trong hoạt động của Đoàn
4.Đối với công đoàn nhà trường.
Là hai tổ chức quần chúng cùng chịu sự lãnh đạo của Chi ủy nhà trường. Đoàn trường cần thường xuyên thông báo, bàn bạc để nắm chủ trương công tác của nhau, ủng hộ lẫn nhau và phối hợp tổ chức thực hiện một số phong trào gắn với nhiệm vụ chung. Chú ý nên tranh thủ vận động Công đoàn nhà trường trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động, hoawtcj các hoạt động chăm sóc Đv vượt khó







TỔ CHỨC – CÔNG VIỆC CỦA BCH ĐOÀN TRƯỜNG
1.Tổ chức bộ máy:
BCH Đoàn trường có từ 5 đến 11 Ủy viên BCH Đoàn trường.
- Nếu BCH Đoàn trường có dưới 9 Ủy viên BCH thì sẽ có 1 Bí thư
-Nếu BCH Đoàn Trường có từ 9 UV.BCH trở lên thì có 1 Bí thư và 1 phó Bí thư
- Nếu vì lý do gì mà BCH Đoàn trường cần thay đổi hoặc bổ sung UV.BCH Đoàn trường thì BCH phải báo cáo với đoàn cấp trên xét duyệt rồi tổ chức hội nghị bất thường để bầu bổ sung.
2.Yêu cầu xây dựng BCH Đoàn trường.
Từng UV.BCH Đoàn trường phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản sau khi tham gia BCH Đoàn trường:
- Yêu cầu 1: Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhằm đủ sức lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên học sinh.
- Yêu cầu 2: Đảm bảo tính thiết thực: Gồm những người có năng lực, nhiệt tình, có khã năng hoàn thành nhiệm vụ, không cấu tạo một cách hình thức.
- Yêu cầu 3: Tính kế thừa: Trong BCH cần có tỷ lệ đảm bảo giữa độ tuổi, kinh nghiệm một cách hợp lý.
- Yêu cầu 4: Đảm bảo tiêu chuẩn:
+Đạo đức tác phong gương mẫu
+Có khã năng vận động thanh niên
+Có năng lực hoạt động xã hội.
3. Phân công BCH
Tùy theo khả năng của từng UV.BCH để phân công nhiệm vụ cho phù hợp gồm 3 tiểu ban sau:
- Tiểu ban xây dựng Đoàn.
- Tiểu ban phong trào.
- Tiểu ban thi đua tuyên truyền
4.Chế độ sinh hoạt của BCH Đoàn trường.
Tổ chức họp BCH Đoàn trường định kỳ:
Từng tiểu ban trong BCH Đoàn trường phải thực hiện ba công việc sau:
+Đề xuất nội dung hình thức hoạt động trong tháng theo công việc chuyên môn hoặc chương trình do mình phụ trách.
+Cùng bàn bạc góp ý trong BCH để thống nhất được Nghị quyết hoạt động từng tháng.
Phân công từng thành viên trong BCH thực hiện một hoặc vài nội dung hoạt động tháng.
Chú ý từng tiểu ban phải biết phát huy vai trò các đội nhóm nồng cốt của Đoàn ở từng nội dung phong trào của trường.
Phân công từng UV.BCH Đoàn trường chế độ trực văn phòng Đoàn.
Đảm bảo chế độ giao ban, báo cáo tháng. Kế hoạch tháng với Đoàn cấp trên, với Chi bộ, BGH.







LỀ LỐI, PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA BCH, BTV VÀ BÍ THƯ ĐOÀN CƠ SỞ.
I.Nhiệm vụ của BCH Đoàn cơ sở:
1.Những vấn đề chung:
- Điều 15 chương III: Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi Đoàn, đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên có ít nhất 30 ĐV nhưng có nhiều chi đoàn và thành lập Đoàn cơ sở. Những nơi chưa đủ 30 ĐV nhưng có nhiều lãnh vực công tác, làm việc ở nhiều địa bàn, phải thành lập nhiều chi Đoàn có thể thành lập đoàn cơ sở.
- Điều 10 chương II qui định: BCH Đoàn cơ sở có từ 5 – 11 ủy viên. Nếu BCH có dưới 9 ủy viên thì có Bí thư và 1 phó bí thư, BCH có từ 9 ủy viên trở lên bầu BTV gồm Bí thư, phó bí thư và ủy viên (số lượng ủy viên BCH do Đại hội Đoàn cơ sở quyết định theo hướng dẫn của trung ương Đoàn).
Bổ sung UV.BCH Đoàn cơ sở trong phạm vi hai phần ba số UV.BCH do đại hội quyết định thì do hội nghị BCH Đoàn cơ sở thảo luận, nếu được quá nữa số UV.BCH đồng ý thì lập biên bản báo cáo Đoàn cấp trên trực tiếp xét ra nghị quyết công nhận.
Trường hợp đặc biệt không họp được BCH, BTV thảo luận báo cáo Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bổ sung UV.BCH, sau khi có quyết định phải thông báo cho các UV.BCH biết.
Bổ sung BCH Đoàn cơ sở quá phạm qui hai phần ba số UV.BCH do đại hội quyết định phải tổ chức hội nghị đại biểu Đoàn cơ sở để bầu cử.
Người được bổ sung vào BTV hoặc đảm nhận nhiệm vụ bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở nhất thiết phải là UV.BCH Đoàn cơ sở và được UV.BCH bầu. Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận.
Nếu chưa là UV.BCH Đoàn cơ sở mà bổ sung vào BTV Hoặc làm bí thư. P. bí thư thì trước hết phải bầu bổ sung vào BCH.
2.Nhiệm vụ của BCH Đoàn cơ sở:
Điều 16 chương III Qui định:
a.Có một số đặc điểm tâm lý tích cực như: Nhiệt tình, xong xáo, dám làm dám chịu trách nhiệm, ham học hỏi, nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên
Hạn chế: Thiếu kinh nghiệm sống và dẽ bị coi thường
b. biết làm nhiều việc: Đặc thù công việc đòi hỏi người cán bộ đoàn có tính đa năng, thành thạo nhiều công việc.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN
Cán bộ Đoàn là người thay mặt Đảng làm công tác thanh niên, trực tiếp tham gia thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, cán bộ Đoàn là cán bộ chính trị của Đảng làm công tác vận động thanh niên.
1.Chức năng:
Cán bộ ĐCS là người thay mặt tổ chức Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn tại cơ .
- Công tác xây dựng Đoàn: Kiện toàn nâng chất các hoạt động của chi Đoàn và ĐCS, thực hiện công tác nâng cao chất lượngđoàn viên, tập hợp và giáo dục TTN tại cơ sở.
- Phối hợp với tất cả ban ngành để làm tốt công tác thanh niên
2.Nhiệm vụ:
a. Đối với cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp:
Tiếp nhận sự lãnh chỉ đạo của Đoàn cấp trên, của cấp ủy cùng cấp, từ đó căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương đơn vị, tình hình thanh niên để định hướng và chọn nội dung hoạt động phù hợp với cơ sở, Cán bộ Đoàn cơ sở không chỉ là người thiết kế mà còn là người thực hiện và tổ chức các hoạt động đề ra.
Cán bộ ĐCS là cầu nối giữa Đoàn cấp trên cũng như cấp ủy cùng cấp, là người chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của ĐCS với Đoàn cấp trên và cấp ủy. Thường xuyeenbaos cáo tình hình hoạt động của Đoàn cơ sở với Đoàn cấp trên và cấp ủy.
Là người phản ảnh, đề xuất những kiến nghijcuar ĐVTN ở đơn vị với Đoàn cấp trên và cấp ủy.

b. Đối với Đoàn cơ sở và cơ sở Đoàn trực thuộc:
- Điều hành các công việc của ĐCS.
+Quản lý ĐV
Xây dựng lực lượng nồng cốt, tập hợp thanh niên.
+Định hướng hoạt động cho các cơ sở Đoàn trực thuộc và các đội nhím thanh niên.
- Đối với cơ sở Đoàn trực thuộc:
+Truyền đạt những nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đoàn cơ sở xuống chi Đoàn và ĐV, tổ chức cho Đoàn viên thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đoàn.
+Trực tiếp tham gia sinh hoạt ở một chi Đoàn với tư cách là một ĐV. Tạo điều kiện cho các bí thư chi Đoàn chủ động điều hành và tổ chức hoạt ddoongjowr chi Đoàn.
+Phối hợp với chi bộ đề nghị chi bộ quan tâm giúp đỡ chi Đoàn hoạt động.
3. Tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn:
- Là ĐV TNCS Hồ Chí Minh
- Có quá trình sinh hoạt, hoạt động đoàn , trong thời gian hoạt động tỏ ra vượt trội so với đv một số điểm: Trình độ hiểu biết, phẩm chất đạo đức, kỹ năng hoạt động Đoàn, bộc lộ những tố chất của người lãnh đạo.
Có sự tín nhiệm của tập thể ĐV, được ĐV lựa chọn thông qua bầu cử.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)