GD CD: ST Bác Hồ rèn luyện sức khỏe.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: GD CD: ST Bác Hồ rèn luyện sức khỏe. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh và võ thuật (phần 1)
( Nguồn: http://tennguoidepnhat.wordpress.com/2011/11/17/ch%e1%bb%a7-t%e1%bb%8bch-h%e1%bb%93-chi-minh-va-vo-thu%e1%ba%adt-ph%e1%ba%a7n-1/ ).

(Bác Hồ rèn luyện sức khỏe hàng ngày).



Bác Hồ tập võ. (Ảnh: Internet).
(DVT.vn) – Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là tên tám cán bộ giúp việc Bác Hồ. Ông Hoàng Hữu Kháng nằm trong số đó. Sau đây là lời kể của ông.
Khoảng cuối tháng Tám năm 1945, tôi được lệnh rời căn cứ kháng chiến Việt Bắc về Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới. Tôi vô cùng phấn khởi khi biết mình sẽ trở thành một chiến sỹ cảnh vệ của Bác Hồ.
Trước khi tôi lên đường, anh Nguyễn Lương Bằng, người sau này trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam, gặp tôi và nói, đại ý: Cậu rất giỏi võ. Mình được biết, tay không vũ khí, thế mà cậu vẫn có thể cứu đồng chí Bí thư Huyện ủy Tiền Hải thoát khỏi mật thám Pháp ở tỉnh Thái Bình. Bọn chúa ngục ở Nhà tù Sơn La đều biết mình cậu hạ gục năm tên lính có vũ khí và giải thoát cho sáu đồng chí bị giam giữ.
Bây giờ Bác đã về Hà Nội. Tình hình ở đó tuy yên ắng, nhưng rất nhiều hoạt động chống Chính phủ vẫn đang âm ỷ phát triển. Thực dân Pháp đang cố tình khiêu khích ta có hành động quân sự. Bác đã chỉ thị cho lực lượng vũ trang của ta hết sức kiềm chế. Nếu chỉ một phát súng từ phía ta bắn ra là có thể khiến thực dân Pháp tấn công ngay. Bác phải đi lại nhiều trong thành phố và cần phải bảo đảm an toàn cho Bác. Bởi thế Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều cậu làm cảnh vệ cho Bác.

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
Sau đó, anh Nguyễn Lương Bằng trao cho tôi một khẩu súng lục còn mới và mấy chục viên đạn. Tôi rất phấn khởi với khẩu súng mới và những viên đạn đồng sáng loáng. Thế nhưng anh Nguyễn Lương Bằng lại nói thêm: “Mình hy vọng cậu sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà không phải dùng đến khẩu súng này.”
Tôi đã được gặp Bác khi còn ở Việt Bắc. Bác sống rất giản dị. Ở Hà Nội, Người vẫn duy trì nếp sống giản dị này. Người làm việc suốt ngày đêm. Tôi phụ trách một tổ cảnh vệ sáu người, trong đó có anh Vũ Kỳ, Thư ký của Bác
Đối với chúng tôi thì chuyện đánh nhau đương nhiên là một phần công việc. Mỗi chiến sỹ cảnh vệ được giao một khẩu súng lục, nhưng vì đều đã sử dụng vũ khí rất thành thạo, nên chúng tôi chú trọng học võ và học cách phát hiện những hành động khả nghi quanh Bác khi Người đi đây đi đó.
Hàng ngày (có lúc vào ban đêm), sau khi chúng tôi giao cho một thành viên trong tổ làm công việc bảo vệ Bác, số còn lại tìm một căn phòng trống trong Bắc Bộ Phủ, đóng cửa lại tập võ. Chúng tôi luôn khởi động bằng những động tác võ theo quy định. Sau đó, chúng tôi tập đứng tấn, phòng thủ và tấn công các vị trí, rồi những động tác cơ bản như đấm, đỡ gạt và đá.
Một hôm, Bác đến thăm trong khi tôi đang dạy bài quyền có tên “bát bộ”. Tôi nói với Bác rằng bài quyền bao hàm tất cả những động tác và tư thế cơ bản trong võ thuật. Lúc đó gần đến bữa tối nên tôi nghĩ rằng Bác chỉ xem thôi. Nhưng Người lại cởi áo, tháo dép, rồi đứng vào hàng và cùng tập với nhóm. Tôi hết sức ngạc nhiên không nói được gì khi thấy Bác bảo: “Chú Kháng huấn luyện cả cho Bác nữa, nhưng nhớ là Bác chỉ tập ngoài giờ thôi đấy nhé.” Chúng tôi tập thêm một vài động tác với Bác, rồi nghỉ ăn tối.
Khoảng ba, bốn ngày sau, khi tôi đang canh gác ngôi nhà Bác ở thì Người đến chỗ tôi và bảo:
- Tối nay chú gác à?
- Vâng, thưa Bác. Tôi đáp.
Bác gấp tờ báo đang đọc dở và bảo:
- Thế thì Bác và chú đi tập võ. Chú khóa cửa phòng Bác lại thế là xong.
Theo Hoàng Hữu Kháng (dvt.vn) Huyền Trang (st)
bqllang.gov.vn
Chủ tịch Hồ Chí Minh và võ thuật (phần 2)
Filed under: Tư tưởng Hồ Chí Minh — Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại @ 2:13 chiều Tags: Anh hùng dân tộc, Bác Hồ, Bình luận,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)