GD CD: Quyền hành pháp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Quyền hành pháp thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Pháp luật: Quyền hành pháp
( : http://www.amo.gov.vn/content/a114/listfileen.asp )

Câu 1: Khái niệm quyền hành pháp. (Phân tích) các yếu tố cấu thành quyền hành pháp. Các (phương hướng) giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của hệ thống hành pháp ở VN? ? Liên hệ thực tiễn.

* Khái niệm về quyền hành pháp:
Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước (gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp), được hiểu là quyền quản lý hành chính Nhà nước trên mọi mặt: Kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.
Quyền hành pháp được thực hiện theo nguyên tắc trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật bằng hoạt động có tính thẩm quyền gồm lập quy và điều hành hành chính trong nội bộ nhà nước và tác động quản lý hành chính đối với cá nhân, công dân, tổ chức bằng quyền năng có tính tạo khuôn khổ pháp lý, cấm đoán, bắt buộc để triển khai luật và chính sách.
Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập quy và quyền hành chính.
- Quyền lập quy: là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành pháp của một quốc gia có quyền hoạch định chính sách, tức là vạch ra những mục tiêu tổng quát cho quốc gia đồng thời là những phương tiện phải sử dụng để đạt được mục tiêu đó.
- Quyền hành chính: là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
Quyền tổ chức nhân sự: Chính phủ phải thiết lập một cơ cấu chính thức về quyền hành để qua cơ cấu đó, các bộ phận được phân giao những nhiệm vụ, liên lạc với nhau, và hoạt động theo mục đích tổng quát đã đã ấn định. Trong việc tổ chức nhân sự, Chính phủ phải thiết lập nên các công sở, đạo tạo, tuyển dụng và sử dụng một đội ngũ công chức hoạt động trong các công sở để chấp hành chính sách.
Quyền điều khiển: là hoạt động điều hành trực tiếp, đặt ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực thi chính sách tổng quát: Trong việc điều khiển chính sách, chính phủ có nhiều việc phải làm như tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động điều hành trực tiếp… và đặc biệt quan trọng là lập quy. Bằng quyền lập quy, chính phủ đặt ra những quyết định, những chính sách cụ thể lồng vào những quyết định tổng quát, những chính sách chung. Quyền lập quy là loại quyền của chính phủ ban hành các văn bản pháp quy để tổ chức thi hành các chính sách đã được tuyên bố tổng quát trong các đạo luật do chính phủ xây dựng và đã được quốc hội thông qua. Ngoài ra, quyền lập quy cũng được sử dụng để điều chỉnh những chính sách mới chưa được tuyên bố trong luật.
Quyền giám sát chính sách: Đây là hoạt động theo dõi, kiểm tra quá trình thực thi chính sách để đảm bảo cho mọi chủ thể hoạt động đúng với mục tiêu đã định. Nếu Chính phủ phát hiện có vi phạm pháp luật, tức là vi phạm vào chính sách đã được ấn định thì Chính phủ có quyền xử lý hoặc đề nghị xử lý.
Như vậy ta có thể thấy rằng đặc điểm của quyền hành pháp vừa mang tính chính trị, vừa mang tính hành chính, tính chính trị thể hiện ở chỗ quyền hành pháp hướng tới ban hành các chính sách quản lý Nhà nước, một chính sách được ban hành phải phản ánh đầy đủ chủ trương chính trị của Đảng cầm quyền và nhu cầu đời sống xã hội, phù hợp với đối tượng của chính sách. Tính hành chính Nhà nước được thể hiện thông qua tổ chức điều hành đối với toàn xã hội. Được thực hiện bởi những hành vi hành chính Nhà nước. Quyền hành pháp được thực hiện trên nguyên tắc luật định: Thông qua thẩm quyền lập quy thì quyền hành pháp tạo ra khôn khổ pháp lý cho hành chính đối với tổ chức, công dân và xã hội nhằm thực hiện pháp luật, chính sách chung của nhà nước. Quyền hành pháp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, mang tính hệ thống từ trung ương đến các đơn vị hành chính, lãnh thổ quốc gia. Điều này tạo ra sự thống nhất quản lý của Trung ương với tự chủ, tự quản của địa phương, đồng thời tạo tính bền vững, hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)