GD CD: Quyền con người

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Quyền con người thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Câu 4: Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người?
Pháp luật quốc tế ra đời trong thế giới hiện đại, nhằm điều chỉnh những quan hệ quốc tế phát sinh trong hoạt động về CT, kinh tế, văn hoá, KHKT… giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc liên chính phủ, giữa tổ chức quốc tế liên chính phủ với các quốc gia dân tộc đang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì thế, vấn đề quyền con người (nhân quyền) không chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật quốc tế.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về mội quan hệ giữa luật quốc gia (pháp luật quốc gia) và luật quốc tế (pháp luật quốc tế): có quan niệm chho rằng pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai bộ phận thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó pháp luật quốc gia phục túng pháp luật quốc tế; có quan niệm ngược lại cho rằng trong sự thống nhất giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc gia chi phối pháp luật quốc tế; lại có quan niệm cho rằng pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống pháp luật khác nhau, tồn tại biệt lập và không có quan hệ với nhau…
Nhìn chung, các quan niệm trên chưa phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thực tiễn lịch sử trong quan hệ quốc gia hiện đại chứng minh rắng: pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế tuy là những hệ thống độc lập nhưng có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động và hỗ trợ cho nhau. Đặt vị trí cao thấp hoặc tách rời biệt lập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là điều phiến diện, sai lầm. Vì nếu chỉ đề cao pháp luật quốc tế mà xem nhẹ pháp luật quốc gia sẽ dẫn đến không tôn trọng chủ quyền quốc gia. Ngược lại, chỉ coi trọng pháp luật quốc gia mà coi nhẹ pháp luật quốc tế sẽ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc của luật quốc tế. Vì vậy, phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế hiện đại.
Quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế hiện đại thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế không chỉ quan hệ tác động lẫn nhau, thúc đẩy cho nhau pháp triển mà còn là điều kiện bảo đảm cho nhau trong quá trình thực hiện. Bởi vì, mỗi quốc gia là một thực thể độc lập, có chủ quyền, cho nên pháp luật được đặt ra và bảo đảm thực hiện bởi nhà nước có chủ quyền. Vì vậy, pháp luật quốc tế không thể trực tiếp có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia nếu không được “nội luật hoá”, để chuyển thành quy phạm pháp luật quốc gia.
Việc chuyển hoá quy phạm pháp luật quốc tế thành quy phạm pháp luật quốc gia được thực hiện dưới hình thừc đại diện quốc gia ký kết. Tham gia, các quốc gia đó có nghĩavụ phải bảo đảm cho việc tuân thủ các qui định của pháp luật quốc tế. Trong trường hợp các qui định pháp luật quốc gia không phù hợp với các điều ước quốc tế thì phải tuân thủ điều ước quốc tế. Quan hệ này không trái với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, vì mỗi quốc gia với tư các là chủ thể độc lập, đã tự nguyện ký kết, tham gia các điều ước quốc tế.
Để đảm bảo thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết-tham gia,các quốc gia có thể chuyển hoá trực tiếp các quy phạm pháp luật quốc tế thành các quy phạm pháp luật quốc gia, hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật quốc gia để cụ thể hoá các quy định của diều ước quốc tế đã ký kết-tham gia, bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Trên đây là những nội dung cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Bảo vệ quyền công dân luôn luôn là mục tiêu của toàn nhân loại và của từng quốc gia. Pháp luật quốc tế hiện đại xác định bảo vệ quyến công dân là một nội nội dung chủ yếu trong đối tượng điều chỉnh. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc bảo vệ các quyền tự do của con người trên phạm vi toàn cầu, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển.
Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người trong pháp luật quốc tế được thực hiện thông qua việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc giatrong việc bảo vệ các quyền và tự do của con người bằng việc đưa ra các quyền cụ thể của con người, để từ đó có thể thừa nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)