GD CD: Quan niệm về XHCN & TKQĐ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Quan niệm về XHCN & TKQĐ thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Ngày đăng: T3, 05/06/2012 - 14:02

( Nguồn: http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/quan-nie-m-ve-xa-ho-i-xa-ho-i-chu-nghia-va-tho-i-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-ho-i-o-vie-t-na ).
1. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai mươi năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Có thể xem đây là mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Những đặc trưng trong mô hình vừa phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết Mác-Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù của dân tộc, có tính đến các đặc điểm của thời đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và cụ thể hoá.
2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1. Quan niệm về thời kỳ quá độ
Là thời kỳ đan xen giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, còn có điều kiện phục hồi trở lại. Cái mới thì mới ra đời chưa đủ thực lực chiến thắng hoàn toàn cái cũ.
Bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tính đan xen giữa cái cũ và cái mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tính chất cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gay go, phức tạp, lâu dài nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, nóng vội, duy ý chí.
*  Tính tất yếu khách quan
- Theo C.Mác, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị. Quá độ trực tiếp chỉ cần thay đổi kiến  trúc thượng tầng của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là có ngay những điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-  Theo V.I. Lênin, về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa phải có một thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại và chủ nghĩa xã hội mới phát sinh.
Kiểu quá độ của V.I. Lênin là quá độ toàn diện, gián tiếp. Vì từ các nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội có xuất phát điểm thấp.
-  Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ sau Đại hội VI đã cụ thể hơn. Chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng đường, nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ; bắt đầu thời kỳ quá độ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền bắt tay xây dựng chế độ xã hội mới; nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của nền công nghiệp cho chủ nghĩa xã hội nhằm cải tạo nông nghiệp tức là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; độ dài thời kỳ quá độ tùy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)