GD CD: Quản lý hành chính tư pháp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 26/04/2019 | 133

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Quản lý hành chính tư pháp thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Tố Uyên
( : http://www.amo.gov.vn/content/a114/listfileen.asp )
Tài liệu tham khảo chủ yếu:
1. Tập bài giảng Phần KHHC chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho các đối tượng đào tạo ở trung tâm học viện.
2. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
3. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/1005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
4. Các văn bản pháp luật có liên quan như Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003,…
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
1. Khái niệm quản lý hành chính tư pháp
Quản lý hành chính tư pháp là khái niệm tương đối phức tạp, hiện nay có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Để làm rõ nội hàm của khái niệm này, chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu từ những khái niệm mang tính cơ bản, có liên quan, kề gần với nó như: Tư pháp; hành chính tư pháp; quản lý hành chính nhà nước…
- Tư pháp:
Về mặt ngữ nghĩa, “tư” là giữ gìn, bảo vệ; “pháp” là pháp luật. Tư pháp là giữ gìn, bảo vệ pháp luật. Nói rộng hơn, tư pháp là bảo vệ công lý, sự công bằng trong xã hội.
Trong khoa học pháp lý, tư pháp được hiểu theo 2 nghĩa:
Nghĩa hẹp: là xét xử các vụ án… đây là chức năng riêng của tòa án, nên thường gọi tư pháp - tòa án.
Theo nghĩa rộng: tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội. Như vậy, tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật mang nghĩa rộng, bao gồm hoạt động tố tụng, các hoạt động bổ trợ tư pháp và các hoạt động có liên quan khác.
Có thể thấy, để bảo vệ pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xét xử của tòa án được chính xác, khách quan thì cần phải có các hoạt động bổ trợ cho nó như: điều tra, giám định tư pháp, luật sư, công chứng, hộ tịch, hộ khẩu… Thiếu những hoạt động này thì hoạt động xét xử sẽ thiếu tính khách quan, thiếu căn cứ và khó có thể phán xử đúng đắn. Do đó, cần phải hiểu những hoạt động bổ trợ này cũng thuộc lĩnh vực tư pháp.
Như vậy, tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật, bao gồm hoạt động xét xử, các hoạt động bổ trợ tư pháp và những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử.
- Hành chính tư pháp: được hiểu là những hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ việc bảo đảm thực hiện và tôn trọng các quyền công dân, thực hiện tốt hoạt động bảo vệ pháp luật.
Quản lý nhà nước chính là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Nói cách khác, quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
=> Các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước. Trong đó, quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành pháp gọi là quản lý hành chính nhà nước. Từ đó có thể thấy quản lý nhà nước rộng hơn quản lý hành chính nhà nước, quản lý hành chính nhà nước chỉ là một bộ phận của quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là những cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước các cấp tổ chức và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Kinh tế, khoa học công nghệ và môi trường, văn hóa, giáo dục, thông tin, thể thao và du lịch,… trong đó có lĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)