GD CD:QD của Đảng, NN về PT VH & XD con người
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
83
Chia sẻ tài liệu: GD CD:QD của Đảng, NN về PT VH & XD con người thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
PGS, TS. Phạm Duy Đức
I. Quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá và con người trong giai đoạn mới
Những vấn đề văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản:
- Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá. xã hội
- Giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.
- Giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai.
- Giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường.
Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhân dân ta hiện nay là vì sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là đã chú trọng giải quyết các mối quan hệ cơ bản này trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở đây, chúng ta không nhắc lại toàn bộ Nghị quyết của Đảng ta về vấn đề văn hoá và con người mà chỉ đề cập đến một số vấn đề trọng tâm cần chú ý hiện nay.
1. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
- Về phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh hai điểm sau:
Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đây là thời kỳ hoà bình và xây dựng đất nước nhưng không phải là thời kỳ nghỉ ngơi, hưởng lạc mà là thời kỳ mở ra một cuộc chiến đấu mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, chủ nghĩa yêu nước, sự thông minh và giàu năng lực sáng tạo của nhân dân, truyền thống đại đoàn
PGS, TS. Phạm Duy Đức
I. Quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá và con người trong giai đoạn mới
Những vấn đề văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản:
- Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá. xã hội
- Giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.
- Giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai.
- Giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường.
Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhân dân ta hiện nay là vì sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là đã chú trọng giải quyết các mối quan hệ cơ bản này trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở đây, chúng ta không nhắc lại toàn bộ Nghị quyết của Đảng ta về vấn đề văn hoá và con người mà chỉ đề cập đến một số vấn đề trọng tâm cần chú ý hiện nay.
1. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.
Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
- Về phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh hai điểm sau:
Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta phải phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đây là thời kỳ hoà bình và xây dựng đất nước nhưng không phải là thời kỳ nghỉ ngơi, hưởng lạc mà là thời kỳ mở ra một cuộc chiến đấu mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt này, chủ nghĩa yêu nước, sự thông minh và giàu năng lực sáng tạo của nhân dân, truyền thống đại đoàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)