GD CD: PP tuyên truyền miệng.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: GD CD: PP tuyên truyền miệng. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Phương pháp tuyên truyền miệng
( Nguồn: http://www.svsupham.vn/showthread.php?t=3203 ).
1. Một số vấn đề chung về tuyên truyền miệng 1.1 Khái niệm tuyên truyền miệng Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp. 1.2 Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng - Là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp. Có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt. - Tuyên truyền miệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi ngôn ngữ. - Tuyên truyền miệng có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau. Báo cáo viên có khả năng thích nghi với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền được giao. 1.3 Những hạn chế của tuyên truyền miệng - Lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, không quay trở lại. Vì vậy, người nói cần thận trọng, người nghe cần chú ý nếu không, không lấy lại được lời đã nói và không nghe được lời báo cáo viên đã nói. - Phạm vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trực tiếp (dù đã có phương tiện khuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và thời điểm nhất định. - Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ở các địa điểm khác nhau. 1.4 Những nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền miệng - Tính Đảng là nguyên tắc cơ bản hàng đầu của công tác tuyên truyền miệng. Khi tuyên truyền phải đúng với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Tính chiến đấu của công tác tuyên truyền nói chung và là ưu thế của tuyên truyền miệng nói riêng. Tuyên truyền miệng phải khẳng định và bảo vệ cái đúng, xây dựng những tư tưởng tình cảm lành mạnh, uốn nắn những quan điểm tư tưởng lệch lạc, đấu tranh chống các luận điểm phản tuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực. - Tính quần chúng: nội dung tuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực, mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra và yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của người nghe. Bác Hồ đã dạy "Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi viết cho ai xem, nói cho ai nghe". - Tính khoa học, chân thực, khách quan: đòi hỏi tuyên truyền miệng phải nói đúng sự thật, không tránh né, không cực đoan, một chiều, làm cho mọi người hiểu rõ cơ sở khách quan, khoa học, có đủ căn cứ lý luận và thực tiễn để nâng cao sức thuyết phục, làm cho người nghe tin tưởng vào sự đúng đắn của vấn đề tuyên truyền đặt ra. 1.5 Phương châm tiến hành công tác tuyên truyền miệng - Toàn Đoàn phải làm công tác tuyên truyền miệng. Trước hết, các cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn phải tích cực làm công tác tuyên truyền miệng. Thông qua các chương trình công tác, đi thực tiễn cơ sở để chủ động tuyên truyền chủ trương, chính sách cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân. Mọi cán bộ, đoàn viên phải chủ động nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chủ trương, chương trình công tác của Đoàn để kịp thời thông tin, giải thích cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân hiểu và thực hiện. - Chủ động và tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tuyên truyền phải đi trước một bước và phải dự báo được tình hình, tránh cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân mắc vào những sai lầm tự phát. Phân tích và hướng dẫn dư luận xã hội là một trong những chức năng cơ bản của công tác tuyên truyền miệng. - Nhạy bén, kịp thời. Bám sát tình hình thời cuộc, tình hình thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyên truyền giải thích. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp càng đòi hỏi phải chủ động, nhạy bén để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. - Cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền miệng phải cụ thể, thiết thực, có số liệu, tư liệu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)