GD CD: PP dạy & học môn tội phạm học
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: GD CD: PP dạy & học môn tội phạm học thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Phương pháp dạy và học môn Tội phạm học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ
Thứ sáu, 12 12 2008 16:14 |
( Theo nguồn: http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=103:ctc20061&id=356:ppdvhmtphtthltphcm&Itemid=109 ).
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN TỘI PHẠM HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÁI ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG
Những năm vừa qua, tại ĐH Luật TP.HCM, môn Tội phạm học là một nội dung đào tạo được thiết kế trong chương trình đào tạo bậc cử nhân. Tội phạm học là môn học chung mang tính bắt buộc đối với cả hai loại hình đào tạo: hệ chính qui và hệ vừa học vừa làm. Những kiến thức cơ bản tích lũy được từ môn học này được coi là rất quan trọng và cần thiết đối với một cử nhân luật khi ra trường. Thời lượng của môn học trên lớp là 60 tiết (4 đơn vị học trình) đối với các lớp chính qui chuyên ngành Hình sự và 45 tiết (3 ĐVHT) với các lớp không chuyên và hệ vừa học vừa làm; song hiện nay số giờ trên lớp của cả hai hệ đào tạo đều được qui định như nhau là 45 tiết (3 ĐVHT) và không bố trí giờ thảo luận như đối với các môn học khác.
Từ thực tiễn của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tội phạm học tại ĐH Luật TP.HCM suốt thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết triệt để:
- Thứ nhất, nội dung chương trình của môn học có nhiều điểm còn chưa phù hợp với yêu cầu của người học, chưa đáp ứng được một cách hiệu quả hoạt động thực tiễn hiện nay.
- Thứ hai, phương pháp giảng dạy Tội phạm học trong nhà trường vẫn chưa kết hợp được giữa phương pháp truyền thống với những phương pháp hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin nên hiệu quả truyền tải kiến thức chưa cao, thậm chí dễ gây ra sự đơn điệu, kém hứng thú của người học đối với một bộ môn mà thời lượng của những kiến thức lý luận thường chiếm một tỷ trọng lớn xuyên suốt chương trình.
- Thứ ba, do người học chưa nhận thấy được hết những hiệu quả có tính ứng dụng của môn học vào hoạt động thực tiễn nên ít đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng kiến thức môn học vào từng hoạt động cụ thể của đời sống xã hội (nhất là đối với hoạt động bảo vệ pháp luật). Điều này được chúng tôi nhìn nhận như một hệ quả tất yếu của hai vấn đề đã được trình bày ở trên. Nó không kích thích được sự chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập mà ngược lại dễ tạo ra sự thụ động, kém hứng thú dẫn đến một thực tế là yêu cầu của môn học không đạt được một cách tối ưu, một bộ phận người học còn xác định chưa đúng mục đích học tập đối với môn học, cho rằng đây chỉ là một môn bổ trợ, học để biết với tinh thần là “cưỡi ngựa xem hoa” và thậm chí là học chỉ để thi qua.
- Thứ tư, trong thực tế hiện nay chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu lý luận của Tội phạm học với việc triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm trong đời sống xã hội. Nhiều vấn đề lý luận mang tính then chốt của Tội phạm học (như tình hình tội phạm (THTP), nguyên nhân và điều kiện (NN&ĐK) của THTP, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa và dự báo THTP) chưa thực sự được triển khai, kiểm tra và đánh giá bằng những hoạt động từ thực tiễn. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu còn nặng lý luận chung chung, xa rời thực tiễn chưa mang tính khả thi và khó có thể triển khai, ứng dụng trong thực tế để có thể phát huy được tính hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là chưa hề có sự bổ sung cho nhau giữa lý luận và thực tiễn, giữa các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy Tội phạm học với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể là những chủ thể quan trọng của hoạt động đấu tranh phòng chống THTP trong toàn xã hội. Sự khu biệt hóa về mặt thực tế này đang là một trở ngại lớn đặt ra đối với sự phát triển của Tội phạm học Việt Nam nói chung và và hoạt động giảng dạy, học tập môn Tội phạm học trong Trường ĐH Luật TP.HCM nói riêng.
Từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ từng nội dung một cách cụ thể để qua đó phần nào thấy được thực trạng của việc nghiên cứu, giảng
Thứ sáu, 12 12 2008 16:14 |
( Theo nguồn: http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=103:ctc20061&id=356:ppdvhmtphtthltphcm&Itemid=109 ).
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN TỘI PHẠM HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÁI ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG
Những năm vừa qua, tại ĐH Luật TP.HCM, môn Tội phạm học là một nội dung đào tạo được thiết kế trong chương trình đào tạo bậc cử nhân. Tội phạm học là môn học chung mang tính bắt buộc đối với cả hai loại hình đào tạo: hệ chính qui và hệ vừa học vừa làm. Những kiến thức cơ bản tích lũy được từ môn học này được coi là rất quan trọng và cần thiết đối với một cử nhân luật khi ra trường. Thời lượng của môn học trên lớp là 60 tiết (4 đơn vị học trình) đối với các lớp chính qui chuyên ngành Hình sự và 45 tiết (3 ĐVHT) với các lớp không chuyên và hệ vừa học vừa làm; song hiện nay số giờ trên lớp của cả hai hệ đào tạo đều được qui định như nhau là 45 tiết (3 ĐVHT) và không bố trí giờ thảo luận như đối với các môn học khác.
Từ thực tiễn của hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tội phạm học tại ĐH Luật TP.HCM suốt thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết triệt để:
- Thứ nhất, nội dung chương trình của môn học có nhiều điểm còn chưa phù hợp với yêu cầu của người học, chưa đáp ứng được một cách hiệu quả hoạt động thực tiễn hiện nay.
- Thứ hai, phương pháp giảng dạy Tội phạm học trong nhà trường vẫn chưa kết hợp được giữa phương pháp truyền thống với những phương pháp hiện đại có sự ứng dụng của công nghệ thông tin nên hiệu quả truyền tải kiến thức chưa cao, thậm chí dễ gây ra sự đơn điệu, kém hứng thú của người học đối với một bộ môn mà thời lượng của những kiến thức lý luận thường chiếm một tỷ trọng lớn xuyên suốt chương trình.
- Thứ ba, do người học chưa nhận thấy được hết những hiệu quả có tính ứng dụng của môn học vào hoạt động thực tiễn nên ít đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng kiến thức môn học vào từng hoạt động cụ thể của đời sống xã hội (nhất là đối với hoạt động bảo vệ pháp luật). Điều này được chúng tôi nhìn nhận như một hệ quả tất yếu của hai vấn đề đã được trình bày ở trên. Nó không kích thích được sự chủ động sáng tạo của người học trong quá trình học tập mà ngược lại dễ tạo ra sự thụ động, kém hứng thú dẫn đến một thực tế là yêu cầu của môn học không đạt được một cách tối ưu, một bộ phận người học còn xác định chưa đúng mục đích học tập đối với môn học, cho rằng đây chỉ là một môn bổ trợ, học để biết với tinh thần là “cưỡi ngựa xem hoa” và thậm chí là học chỉ để thi qua.
- Thứ tư, trong thực tế hiện nay chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu lý luận của Tội phạm học với việc triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm trong đời sống xã hội. Nhiều vấn đề lý luận mang tính then chốt của Tội phạm học (như tình hình tội phạm (THTP), nguyên nhân và điều kiện (NN&ĐK) của THTP, nhân thân người phạm tội, phòng ngừa và dự báo THTP) chưa thực sự được triển khai, kiểm tra và đánh giá bằng những hoạt động từ thực tiễn. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu còn nặng lý luận chung chung, xa rời thực tiễn chưa mang tính khả thi và khó có thể triển khai, ứng dụng trong thực tế để có thể phát huy được tính hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là chưa hề có sự bổ sung cho nhau giữa lý luận và thực tiễn, giữa các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy Tội phạm học với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể là những chủ thể quan trọng của hoạt động đấu tranh phòng chống THTP trong toàn xã hội. Sự khu biệt hóa về mặt thực tế này đang là một trở ngại lớn đặt ra đối với sự phát triển của Tội phạm học Việt Nam nói chung và và hoạt động giảng dạy, học tập môn Tội phạm học trong Trường ĐH Luật TP.HCM nói riêng.
Từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ từng nội dung một cách cụ thể để qua đó phần nào thấy được thực trạng của việc nghiên cứu, giảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)