GD CD: Pháp luật đại cương- CH I

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: GD CD: Pháp luật đại cương- CH I thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Pháp luật đại cương

Th.S. Trần Vân Long
[email protected]
093.8821619
Mục đích môn học
Giới thiệu những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung
Giới thiệu những nội dung cơ bản về 5 ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật VN
Làm cơ sở để nghiên cứu, học tập các môn luật chuyên ngành
Tài liệu học tập
Giáo trình Pháp luật đại cương, Đại học Kinh tế TPHCM
Các văn bản quy phạm pháp luật
Các trang web hữu ích:
www.na.gov.vn
www.egov.gov.vn
www.moj.gov.vn
Phương pháp đánh giá
Điểm chuyên cần: 30%
Bài thi học phần cuối kỳ (Tự luận) 70%
Nội dung môn học
Nhà nước CHXHCN Việt Nam và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Pháp luật- công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội
Hình thức pháp luật
Hệ thống pháp luật
Luật hành chính Việt Nam
Luật dân sự việt nam
Luật hình sự Việt Nam
Chương I: Lý LUậN CHUNG Về NHà NƯớC
1. Nguồn gốc và các đặc trưng cơ bản của nhà nước
2. Bản chất, chức năng của nhà nước
Kiểu nhà nước và Hình thức nhà nước
Bộ máy nhà nước
Nguồn gốc và khái niệm và các đặc trưng cơ bản của nhà nước

1. Các quan điểm phi mác-xít lý giải về nguồn gốc ra đời nhà nước
Thuyết "Thần học": NN do Thượng đế sáng tạo ra
H? qu?
T?n t?i trong m?i xã h?i
S? ph?c tùng quyền lực NN
là đương nhiên
Nguồn gốc và khái niệm và các đặc trưng cơ bản của nhà nước

Thuyết khế ước: Nhà nước ra đời là kết quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước.
Sự thoả thuận
Ý chí
NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc và khái niệm và các đặc trưng cơ bản của nhà nước

Quan điểm của chủ nghĩa Mác xít về nguồn gốc ra đời của nhà nước
Đi từ thị tộc bộ lạc
Thị tộc bộ lạc tan rã, nhà nước ra đời
Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (1)
Lực lượng sản xuất: thấp kém
Công cụ lao động thô sơ
Năng xuất lao động thấp
Xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp

Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (2)
Tổ chức xã hội là thị tộc - tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người
Thị tộc là một tổ chức lao động sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội
Sự phát triển của xã hội dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc hợp thành
Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (3)
Tổ chức quản lý thị tộc là Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc với quyền hạn rất lớn.
Tổ chức quản lý bào tộc là Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc, với các nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như nguyên tắc tổ chức quyền lực của thị tộc nhưng có sự tập trung cao hơn.
Hội đồng bộ lạc là hình thức tổ chức quản lý của bộ lạc với nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như thị tộc và bào tộc nhưng mức độ tập trung quyền lực cao hơn nữa.













Th? t?c
Cấu trúc XH: Huyết thống
Quyền lực: Quyền lực Xã hội
Hội
đồng
th?
t?c
Tù trưởng
Thủ lĩnh
Quân sự
Th? t?c..

BỘ LẠC
BÀO TỘC
BÀO TỘC
Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới, tổ chức quyền lực đó là nhà nước.

3 lần phân công lao động xã hội
Lần thứ nhất
Chăn nuôi tách trồng trọt
Lần thứ hai
Thủ công nghiệp
Lần thứ ba
Thương nghiệp ra đời
Tư hữu(MN)
CN>Tư hữu hoàn toàn
CN>Giàu>CN>Nhu cầu
Nhà nước ra đời
Khái niệm nhà nước
NN là
một
tổ chức
đặc biệt
của
quyền
lực
chính trị
Có bộ máy cưỡng chế nhằm
tổ chức và quản lý xã hội
Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị trong XH có giai cấp đối kháng
Duy trì trật tự xã hội và phục vụ nhu
cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng
Bản chất của nhà nước
Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, do đó thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.
Bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ, nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp.
Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, nhà nước không chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà, ở một mức độ nhất định, còn là người đại diện cho lợi ích chung của xã hội. Do đó, nhà nước còn có tính xã hội.
2.2. Đặc trưng cơ bản của NN
Nhà
nước
Thiết lập quyền lực
công cộng đặc biệt
Phân chia &
qlý dân cư theo
các đơn vị
Hchính, lãnh thổ
Có chủ
quyền quốc gia
Ban hành pháp luật
& Qlý XH bằng PLuật
Quy định và thu
các loại thuế dưới
hình thức bắt buộc
Chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước.
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước như: Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, quản lý các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội...
Chức năng đối ngoại thể hiện những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước trên thế giới và các dân tộc khác như: Phòng thủ đất nước, thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác.
Hình thức hoạt động
Các hình thức hoạt động chủ yếu của nhà nước là:
Hoạt động lập pháp (xây dựng luật),
Hoạt động hành pháp (tổ chức thực hiện, thi hành pháp luật) và,
Hoạt động tư pháp (bảo vệ pháp luật).
Phương pháp hoạt động của nhà nước
Các nhà nước đều sử dụng hai phương pháp chủ yếu là thuyết phục và cưỡng chế.
Tuỳ thuộc vào bản chất của nhà nước và đặc điểm cụ thể của mỗi nước mà các nhà nước sử dụng các phương pháp này một cách khác nhau.
Kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của NN, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển của NN trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Lịch sử xã hội có bốn kiểu NN - kiểu NN chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa.
- Quy luật thay thế: Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, gắn liền với quy luật phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế xã hội. Cách mạng là con đường dẫn tới sự thay thế đó.

Nhà nước XHCN
Nhà nước CN
Nhà nước TS
Nhà nước PK
Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp).
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố chủ yếu: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc.
Ngoài ra, chế độ chính trị cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước.
HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
HÌNH THỨC
CẤU TRÚC
CHẾ ĐỘ
CHÍNH TRỊ
QUÂN
CHỦ

LIÊN
BANG
ĐƠN
NHẤT
PHẢN
DÂN
CHỦ
DÂN
CHỦ
CỘNG
HOÀ
TUYỆT
ĐỐI
HẠN
CHẾ
QUÍ
TỘC
DÂN
CHỦ
Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước cùng với mối quan hệ giữa các cơ quan đó.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
Chính thể quân chủ
Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập).
Vua, hoàng đế, quốc trưởng là nguyên thủ quốc gia của các nước theo chính thể này. Nhà nước theo chính thể quân chủ gọi là nhà nước quân chủ. Chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Quân chủ tuyệt đối
Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể quân chủ, trong đó nguyên thủ quốc gia (vua, hoàng đế) có quyền lực vô hạn.
Quân chủ hạn chế
Chính thể quân chủ hạn chế là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị).
Các nhà nước với quân chủ lập hiến hạn chế (đỏ)
Các nhà nước mà quyền lực quân chủ còn ảnh hưởng
(tím)
Chính thể cộng hoà
Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định.
Chính thể cộng hoà có hai hình thức chủ yếu là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ.
Cộng hoà quý tộc là hình thức chính thể, trong đó cơ quan đại diện là do giới quý tộc bầu ra.
Cộng hoà dân chủ là hình thức chính thể, trong đó người đại diện là do dân bầu ra.
Chính thể cộng hoà trong các nhà nước tư sản có hai biến dạng: Cộng hoà đại nghị và cộng hoà tổng thống
Cộng hoà đại nghị
Nghị viện có vị trí, vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước.
Nguyên thủ quốc gia (tổng thống) do nghị viện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Chính phủ do các đảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ.
Chính thể cộng hoà tổng thống
Nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) có vị trí và vai trò rất quan trọng.
Tổng thống do nhân dân trực tiếp (hoặc gián tiếp thông qua đại cử tri) bầu ra.
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ.
Chính phủ không phải do nghị viện thành lập. Các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng thống
Cộng hoà "lưỡng tính"
Cộng hoà "lưỡng tính" nghĩa là vừa mang tính chất cộng hoà đại nghị, vừa mang tính chất cộng hoà tổng thống.
Chính thể cộng hoà "lưỡng tính" có những đặc điểm cơ bản sau:
Nghị viện do nhân dân bầu ra.
Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng thống. Tổng thống cũng do dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán Nghị viện, quyền thành lập chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia.
Chính phủ có thủ tướng đứng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống, chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Nghị viện.
Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:
Nhà nước đơn nhất
Nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có một quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Các đơn vị hành chính - lãnh thổ thường bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương.
Việt Nam, Trung Quốc, Pháp... là những nhà nước theo hình thức cấu trúc đơn nhất.
Nhà nước liên bang

Nhà nước liên bang là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nhà nước thành vin (hoặc nhiều bang) hợp lại.
Trong nhà nước liên bang, ngoài các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước chung cho toàn liên bang, hệ thống pháp luật chung của liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật riêng của mỗi nhà nước thành viên.
Hoa kỳ, Đức, Nga v.v. là những nhà nước liên bang.
Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, phương tiện mà cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Chế độ chính trị của các nhà nước trong lịch sử rất đa dạng nhưng tựu trung lại thì có hai loại chính:
Chế độ phản dân chủ (chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến, chế độ phát xít)
Chế độ dân chủ (chế độ dân chủ quý tộc, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa).
Chế độ dân chủ
Chế độ chính trị dân chủ là chế độ mà ở đó các phương pháp, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Chế độ phản dân chủ
Chế độ phản dân chủ (chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến, chế độ phát xít) là chế độ chính trị mà quyền lực không thuộc về nhân dân mà thuộc về những tên độc tài, phát xít
Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Bộ máy nhà nước chịu sự chi phối của các nhiệm vụ nhà nước, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, truyền thống dân tộc, trình độ kỹ thuật tổ chức bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước
Bộ
máy
Nhà
nước
Hệ thống CQNN
Từ TW đến
địa phương
Được tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc
chung, thống nhất
Thành
cơ chế
đồng bộ
nhằm
thực hiện
chức năng
nhiệm vụ
Cơ quan nhà nước
Nhưng thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan:
Cơ quan lập pháp.
Cơ quan hành pháp.
Cơ quan tư pháp.
Các loại cơ quan nhà nước
Nguyên thủ quốc gia
Nghị viện hay Quốc hội
Chính phủ
Tòa án / Viện kiểm sát
� �Cỏc qu?c gia cú lu?ng vi?n l?p phỏp (xanh)
� �Cỏc qu?c gia cú d?c vi?n l?p phỏp.(vàng)
� �Cỏc qu?c gia khụng cú co quan l?p phỏp.(tím)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)